Khi David Glasheen mất tất cả tài sản vào những năm 1980, ông khăn gói chuyển đến sống trên một hòn đảo xa xôi. Kể từ đó đến nay, ông luôn sống tại đây, hiếm khi trở lại đất liền.
>>18 tuổi thành triệu phú, 22 tuổi phá sản
Từ đỉnh cao rơi xuống vực sâu
David Glasheen là con trai của một luật sư và chuyên gia dinh dưỡng. Ông lớn lên tại Sydney Harbor với một tuổi thơ bình dị. Sau khi học xong bằng thương mại và quản trị, ông làm việc trong ngành thuốc lá, rồi phát triển một thương hiệu kem cho một hãng sản xuất sữa. Sau đó ông có ra làm ăn riêng.
Thời vận đến với ông khi một người bạn giới thiệu cho ông tấm bản đồ được nhận định là địa điểm mỏ vàng ở Papua New Guinea. Với lời hứa về sự giàu có, ông huy động được 2 triệu USD vốn đầu tư và mở một hãng khai thác mỏ. Công ty sau đó lên được lên sàn chứng khoán Australian Securities Exchange.
Trong thời kỳ bùng nổ đầu cơ những năm 1980, cổ phiếu công ty mới thành lập của ông tăng vọt từ 25 xu lên 1,4 USD. Trên giấy tờ, tài sản ròng của Glasheen lên đến hàng triệu đô.
Tính theo những tiêu chuẩn thông thường, ông đang sống một cuộc sống trong mơ: hôn nhân hạnh phúc, hai cô con gái, nhiều tài sản ở mặt tiền bãi biển Sydney, thường xuyên đi trượt tuyết ở những khu nghỉ dưỡng xa hoa của Mỹ.
Tuy nhiên thời kỳ đỉnh cao của ông không kéo dài được lâu.
Sụp đổ
Thứ hai, ngày 19/10/1987, Phố Wall sụp đổ, xóa sạch hơn 500 tỷ USD vốn trong 24 giờ. Ngày hôm sau, thị trường Úc cũng “chết” theo. Trong vòng hai ngày, nhiều cổ phiếu giảm 40%.
Tình hình lúc đó của Glasheen cực kỳ khó khăn, bởi gần như toàn bộ tài sản ròng của ông đều nằm trong cổ phiếu. Với tư cách chủ tịch công ty, ông không thể rút vốn, vì điều đó sẽ khiến nhà đầu tư thêm hoảng loạn. Không chỉ vậy, ngành khai thác mỏ vốn là một ngành rủi ro cao và càng bị ảnh hưởng nhiều hơn trong khủng hoảng. Ông bất lực nhìn cổ phiếu giảm từ 1,4 USD xuống còn 0,28 USD rồi cuối cùng là 0,02 USD.
Điều tồi tệ hơn còn ở sau đó, bởi ông Glasheen đã đi vay rất nhiều để mua thêm cổ phiếu. Ông chia sẻ rằng lúc đó, dường như ông đang chơi theo kiểu “được ăn cả ngã về không”. Khi thị trường sụp đổ, các ngân hàng đến gõ cửa. Rồi đến năm 1991, ông bị đuổi khỏi nhà, chính thức trở thành một “kẻ vô gia cư không xu dính túi”.
Không chỉ vậy, sự suy sụp về tài chính còn khiến hôn nhân tan vỡ và gia đình rạn nứt. Ông bắt đầu uống rượu, trở nên cáu kỉnh và xa cách.
Cuộc sống vài năm sau đó của ông có thể miêu tả bằng bốn chữ “bất ổn dữ dội”. Ông thường ngủ trên ghế nhà bạn bè và cùng nhau kiếm tiền bằng môi giới cho những người từng có liên hệ trước đó trong ngành khai thác mỏ. Cuối cùng ông chuyển đến sống với một chủ thẩm mỹ viện tên Denika và cố gắng ổn định lại cuộc sống gia đình.
Tuy nhiên chẳng lâu sau, ông cảm thấy bản thân cần một sự giải thoát, trốn thoát nào đó.
>>Triệu phú tự thân Mỹ: Tuổi “đầu 2” là để làm việc chứ không phải yêu đương
Đảo Restoration
Khi còn bé, Glasheen rất thích đi biển. Ông có thể dành cả ngày để nhặt vỏ sò, bắt cá, ngủ trên cát. Vậy nên khi nghe một người bạn cũ, hiện đang làm nhân viên kinh doanh bất động sản, kể về một hòn đảo hẻo lánh đang cho thuê, ông lập tức thắp lên một tia sáng trong lòng.
Nơi được nhắc đến là Công viên Quốc gia Đảo Ma’alpiku, hay còn gọi là đảo Restoration (Resto). Đảo nằm ở mũi phía bắc của Queensland, cách Sydney 2.000 dặm và chỉ có thể tiếp cận bằng máy bay, đi xe 25 dặm trên những con đường đất gập ghềnh và đi thuyền 15 phút từ đất liền.
Ông lần đầu tiên đặt chân đến Resto vào năm 1993 và ngay lập tức bị mê hoặc. Hòn đảo giống y như thiên đường trong phim hoạt hình, với cát trắng, hàng cọ và nước biển xanh màu ngọc bích. Tuy nhiên trên đảo cũng đầy rác thải và các công trình đổ nát.
Một nhóm doanh nhân đã thuê nơi này trong vòng 30 năm từ năm 1979 với giá 156.000 USD. Năm 1989, họ thỏa thuận gia hạn hợp đồng thêm 50 năm. Đổi lại họ sẽ trả lại hai phần ba hòn đảo, nơi không thể ở được, cho người bản địa Kuuku Ya’u gần đó. Với một phần ba hòn đảo còn lại, họ muốn bán với giá 1,2 triệu USD.
Dĩ nhiên ở thời điểm bấy giờ Glasheen không có số tiền lớn như vậy. Tuy nhiên ông đã thuyết phục được một vài người bạn, cũng là nhà đầu tư, bỏ ra số tiền đủ để thuê lại một phần ba đảo Resto. Cuối cùng ông giữ được một phần tám hòn đảo với thỏa thuận rằng ông và đối tác sẽ phát triển vùng đất.
Các cổ đông đồng nghiệp của ông nghĩ đến dự án hoành tráng, biến Resto thành một khu nghỉ dưỡng sinh thái 60 giường. Tuy nhiên người Kuuku Ya’u và bản thân Glasheen đều cảm thấy ý tưởng này rất không tốt. Vậy nên cuối cùng dự án bị dừng lại. Kết quả là trong nhiều năm, hòn đảo vẫn không có gì mọc lên và bị lãng quên.
Sau đó vào năm 1997, Glasheen thu xếp một chiếc vali nhỏ, với vài cái áo thun, quần đùi, đèn pin, đồ vệ sinh cá nhân và tự mình đi đến hòn đảo thiên đường này. Kể từ đó, ông không bao giờ trở lại.
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm