Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 2)

Diendandoanhnghiep.vn Tư duy nhạy bén, sắc sảo, dày dặn kinh nghiệm của Đại tướng đã giúp cho Việt Nam tránh mất thêm chủ quyền của các đảo đá ở quần đảo Trường Sa.

>> Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 1)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tư lệnh QĐND Việt Nam vạch kế hoạch thực hiện cuộc Tổng tấn công Mùa Xuân 1975.<p/>Ảnh: T.L

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tư lệnh QĐND Việt Nam vạch kế hoạch thực hiện cuộc Tổng tấn công Mùa Xuân 1975. Ảnh tư liệu

Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ ra thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam cũng như giải phóng các đảo đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên Biển Đông.

Đại tướng đã kiến nghị với Bộ Chính trị Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo trên Biển Đông do quân đội Việt Nam cộng hòa đang chiếm giữ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và chính ủy Đặng Tính thăm đường 20. Ảnh: Tư liệu

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và chính ủy Đặng Tính thăm đường 20. Ảnh tư liệu

Để phối hợp với chiến trường trên bộ trong giai đoạn tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch ở thành phố Sài Gòn, ngày 04 tháng 4 năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh chỉ thị cho Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân: Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa.

Kiến nghị này đã được ghi vào Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 25-3-1975. Khó khăn lúc bấy giờ là lực lượng Hải quân Việt Nam chưa đủ mạnh, làm thế nào để hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ trên biển là thách thức lớn.

Ngày 2-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ thị cho đồng chí Lê Trọng Tấn: Phải nắm lực lượng ở Khu V và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.

Lúc này, ở khu vực quần đảo Trường Sa có Hạm đội 7 của Mỹ và lực lượng hải quân của nhiều nước khác hoạt động. Hải quân của Việt Nam cộng hòa cũng được trang bị tàu lớn, do đó đòi hỏi khâu tiến công phải hết sức mưu trí, sáng tạo.

Đại tướng đã chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu điều ngay Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh Hải quân vào Đà Nẵng, tham gia tiếp quản căn cứ hải quân của Việt Nam cộng hòa, chuẩn bị sẵn sàng để giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Lệnh của Đại tướng rất rõ ràng: Khi thấy quân ngụy khốn thì lập tức tổ chức đánh chiếm các đảo. Trường hợp nước ngoài thừa cơ lúc quân ngụy khốn đốn mà đã chiếm đảo, thì ta kiên quyết chiếm lại, gặp khó khăn gì phải báo cáo Tổng hành dinh.

Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nghiên cứu và phân tích rất thấu đáo những điểm yếu của đối phương cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật để hạ quyết tâm trước khi hành động giải phóng quần đảo Trường Sa.

Ngày 9-4-1975, trước tình hình quân của Việt Nam cộng hòa bắt đầu rút khỏi quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, Quân ủy Trung ương chỉ đạo cho các tàu hải quân và lực lượng thuộc Khu V nhanh chóng ra giải phóng các đảo đá ở quần đảo Trường Sa, nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước sẽ rất phức tạp và khó khăn về sau, vì trong lúc này một số nước đang có ý đồ xâm chiếm.

Nhận được lệnh, lực lượng ta đã dùng đặc công bí mật tiếp cận, nhanh chóng đổ bộ, bất ngờ chiếm mục tiêu, lần lượt giải phóng các đảo. Ngày 14-4-1975, quân ta đã giải phóng đảo Song Tử Tây, sau đó lần lượt giải phóng các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn v.v… Ngày 28-4-1975, đảo An Bang được thu hồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa. Ngay sau khi quần đảo Trường Sa được giải phóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký điện khen ngợi các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng.

Giải phóng các đảo đá ở quần đảo Trường Sa xuất phát từ tư duy chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với việc chỉ đạo sâu sắc, kịp thời của Đại tướng, lực lượng Hải quân và lực lượng Khu V đã giải phóng các đảo đá ở quần đảo Trường Sa kịp thời, nhanh chóng.

Sự kiện này càng có ý nghĩa lịch sử khi nước ngoài đang muốn thừa cơ để đưa quân ra đánh chiếm, tư duy nhạy bén, sắc sảo, dày dặn kinh nghiệm của Đại tướng đã giúp cho Việt Nam tránh mất thêm chủ quyền của các đảo đá ở quần đảo Trường Sa trong hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn, phức tạp.

(Còn nữa)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 2) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714155475 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714155475 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10