Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài cuối)

Diendandoanhnghiep.vn Nội dung chiến lược bao trùm lên lĩnh vực kinh tế biển, quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế biển trên cơ sở từ đất liền.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) trên tàu Hải quân tháng 3/1973. Ảnh tư liệu.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) trên tàu Hải quân tháng 3/1973. Ảnh tư liệu.

Trong bối cảnh đất nước mới thống nhất, nền kinh tế còn lạc hậu, manh mún so với thế giới và khu vực, trong đó có kinh tế biển, trên cương vị Phó Thủ tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất chiến lược về khoa học biển và kinh tế miền biển.

Nội dung chiến lược bao trùm lên lĩnh vực kinh tế biển, quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế biển trên cơ sở từ đất liền v.v…

Quan điểm của Đại tướng là muốn phát triển kinh tế vùng biển thì phải từ đất liền mà phát triển ra, dựa vào vùng ven biển ở đất liền mà phát triển. Mặt khác, Đại tướng đã sớm có quan điểm đưa dân ra làm kinh tế biển trên các đảo và hải đảo xa bờ, vừa cải thiện đời sống của dân, vừa có lực lượng để giữ vững chủ quyền biển đảo, đồng thời bố trí lại lực lượng sản xuất, lực lượng lao động, đưa dân ra vùng biển, xây dựng kinh tế biển một cách toàn diện.

Về hướng khai thác nguồn tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, nhất là khai thác nguồn năng lượng mới, Đại tướng chỉ ra những vấn đề vượt thời gian: Việc khai thác dầu khí ngoài biển Việt Nam đã là chuyện trước mắt. Việc sử dụng năng lượng thủy triều ở bờ biển nước ta cũng phải đặt ra rồi. Độ chênh lệch của thủy triều nước ta chứa đựng một tiềm năng quan trọng về năng lượng là rất quý.

Ngày 02-8-1977, “tại Hội nghị về biển lần thứ I tổ chức ở Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất một chiến lược về khoa học biển và kinh tế biển. Đó là muốn xây dựng nền kinh tế phát triển thì chúng ta nhất định phải coi trọng biển và làm công tác khoa học - kỹ thuật nhất thiết phải coi trọng khoa học - kỹ thuật về biển”).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát Bộ đội Hải quân diễn tập SSCĐ năm 1964. Ảnh tư liệu

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát Bộ đội Hải quân diễn tập SSCĐ năm 1964. Ảnh tư liệu

>> Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 2)

>> Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài 3)

Tại Hội nghị về biển lần thứ II (1981) và Hội nghị về biển lần thứ III (1985), Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục khẳng định phương hướng trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, đi sâu vào việc sớm tổ chức việc đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản một cách hợp lý và khoa học, cần đi ngay vào hiện đại hóa lĩnh vực dầu khí với sự hợp tác quốc tế trong thăm dò, khai thác, chế biến, phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu ở nước ta.

Đại tướng nhấn mạnh sớm quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải biển và công nghiệp đóng tàu, xây dựng một đội tàu mạnh gồm tàu viễn dương, tàu pha sông biển nhằm nâng cao năng lực vận tải Bắc - Nam và vận tải quốc tế. Đại tướng nhấn mạnh, với vị trí thuận lợi trên đường hàng hải quốc tế của nước ta, cần sớm phát triển dịch vụ tàu biển để lấy ngoại tệ.

Bên cạnh đó cần, tích cực phát triển ngành du lịch ven biển vì nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh ven biển đẹp, đáp ứng được du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở các vùng ven biển đảo. Đại tướng khẳng định, muốn khai thác biển đảo một cách có hiệu quả, trước hết cần quan tâm coi trọng, phát triển con người, coi trọng năng suất, chất lượng và hiệu quả, xây dựng pháp lệnh quy định rõ nguyên tắc và chế độ khai thác biển, đặc biệt chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng biển và tài nguyên biển đảo.

Năm 1985, trước khi Đảng tiến hành đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất chiến lược làm chủ biển với nội dung toàn diện và cụ thể về bảo vệ các đảo, quần đảo ngoài khơi, bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Đây là luận giải của tác giả sử dụng phương pháp luận sử học).

Chiến lược này là minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tầm quan trọng của biển đảo. Những quan điểm tâm huyết được thể hiện trong chiến lược là minh chứng lịch sử góp phần làm sáng rõ tư duy chiến lược của vị Đại tướng thiên tài của nhân dân, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, kỹ thuật và kinh tế biển.

Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là vị tướng kiệt xuất trên chiến trường mà còn là người có tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển khoa học - kỹ thuật biển, xây dựng kinh tế biển đảo. Đại tướng đã đi xa, nhưng tư duy chiến lược quân sự, tư duy chiến lược về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia dân tộc trên biển và di sản của Đại tướng để lại cho quân đội, nhân dân Việt Nam vẫn luôn là những báu vật vô cùng quý giá trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Tư duy, tầm nhìn chiến lược và sự chỉ đạo cụ thể để giải phóng, giữ gìn vùng biển đảo Tổ quốc, phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, lợi ích quốc gia dân tộc trên biển của Đại tướng cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn những giá trị thiết thực và mang tính thời sự cao.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tư duy chiến lược về biển, đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài cuối) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713509316 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713509316 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10