TƯ DUY LÃNH ĐẠO TRONG CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ: Các quy tắc tạo tư duy chuyển đổi số ở cấp lãnh đạo

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp muốn hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị của thế giới phải tính đến chuyển đổi số và sẵn sàng cho việc quản trị và vận hành nền

tảng số, nếu không sẽ có thể mất thị phần vào tay các đối thủ mạnh.

Tất cả các nguồn lực tiềm năng chỉ được hiện thực hóa khi tư duy của các lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng cho sự bứt phá trong cuộc đua chuyển đổi số.

Một nghiên cứu của Đại học RMIT (tài trợ bởi công ty KPMG) trên bốn nhóm doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp Nhà nước) đã chỉ ra các yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số xuất phát từ chính người đứng đầu doanh nghiệp.

1. TINH THẦN THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI

Chuyển đổi số không chỉ là một thay đổi nhỏ lẻ mà là sự chuyển đổi cấu trúc toàn diện. Nhiệm vụ này cần lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới (transformational leaders). Những lãnh đạo này cần thể hiện khả năng quyết đoán, truyền cảm hứng, gương mẫu, giao quyền và động viên. Họ phải trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: “Vì sao doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số?”

Sẽ có rất ít hy vọng cho quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp mà lãnh đạo có tư duy như “chúng tôi vẫn rất ổn trong bao nhiêu năm qua thì tại sao phải chuyển đổi số?” bởi bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp phá sản trong thời đại 4.0 đã cho thấy rằng, những yếu tố từng làm nên thành công trước kia sẽ không đảm bảo cho thành công sau này.

2. CHUYỂN ĐỔI SỐ TỪ TRÊN XUỐNG

Một hành vi mà nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra là nhiều lãnh đạo doanh nghiệp “khoán trắng” cho bộ phận công nghệ thông tin để tìm hiểu và thực hiện các thay đổi có tính ứng dụng công nghệ. Lãnh đạo những doanh nghiệp này xem đây là trách nhiệm của bộ phận công nghệ thông tin.

Theo chúng tôi, cách tiếp cận trong chuyển đổi số ở doanh nghiệp hay khu vực công phải từ trên xuống (top-down), nghĩa là lãnh đạo cao nhất phải luôn kề vai sát cánh cùng với dàn lãnh đạo cấp trung để thực hiện. Các giám đốc công nghệ hay công nghệ thông tin (còn gọi là CTO hay CIO) và bộ phận công nghệ trong doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, nhưng không nên giao toàn bộ quá trình chuyển đổi số cho những cá nhân hay bộ phận này bởi vì đây là quá trình cải tổ toàn doanh nghiệp và công nghệ chỉ là phương tiện.

3. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP

Một vai trò nữa của lãnh đạo doanh nghiệp là xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp cho chuyển đổi số. Đây thường được cho là yếu tố quyết định đến khả năng thành công trong chuyển đổi số.

Giống như các cuộc cải cách hoặc thay đổi lớn, doanh nghiệp thường vấp phải phản kháng từ các bên liên quan từ cả trong và ngoài tổ chức, khiến rủi ro có thể gia tăng trong quá trình chuyển đổi số. Quá trình này sẽ thuận lợi hơn khi văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và thất bại, từ đó mà họ có thể học cách thích ứng nhanh chóng.

Tại nhiều doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa phải là mối quan tâm lớn nhất của lãnh đạo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy vì nguồn lực hạn chế nên nhiều lãnh đạo sợ thất bại, thậm chí còn xử phạt sai phạm. Văn hóa đổ lỗi của nhiều lãnh đạo khiến nhân viên ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình, do đó mà việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trở nên chông chênh và gian nan hơn.

4. NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ NĂNG LỰC SỐ

Lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ các năng lực cần có cho quá trình chuyển đổi số, từ đó họ mới có thể chú trọng xây dựng các năng lực này. Năng lực số của doanh nghiệp không chỉ là phần cứng (hạ tầng công nghệ) mà là tổng hợp của nhiều năng lực khác nữa như quy trình thu thập và quản lý dữ liệu, khả năng phân tích, khả năng đưa ra các giải pháp dựa trên phân tích dữ liệu và công nghệ, và khả năng bảo mật.

Trong quá trình phỏng vấn doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp ngộ nhận hoặc hiểu chưa đầy đủ về năng lực số. Nhữngdoanh nghiệp này chỉ chú trọng đến phần cứng nên đã lao vào đầu tư các dự án công nghệ tốn kém. Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra lại không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng và nhân viên vì sự yếu kém ở những năng lực số khác.

5. CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ

Lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định được chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ như thế nào. Họ cần trả lời những câu hỏi như: Doanh nghiệp đang ở đâu và muốn đi tới đâu? Làm thế nào để đi tới đó? Quản trị quá trình chuyển đổi số cần diễn ra như thế nào? Đo lường tiến bộ ra sao? Tham vấn bên ngoài ở mức độ nào?

Việc xây dựng mô hình hoàn toàn mới như cách các ông lớn Amazon, Netflix hay Uber đã làm là rất khó. Vì vậy, doanh nghiệp nên bắt đầu với việc tập trung cho mô hình kinh doanh hiện tại nhưng với cách làm khác dựa trên công nghệ số và dữ liệu. Ví dụ, thấu hiểu hành trình của khách hàng từ khi ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ của công ty cho đến giai đoạn hậu mãi và từ đó tìm cách ứng dụng công nghệ số để làm sao trải nghiệm đó tốt hơn hiện tại.

6. DOANH NGHIỆP VIỆT CẦN VẬN ĐỘNG VỚI XU THẾ MỚI

Chuyển đổi số là một quá trình không dễ thành công và tỉ lệ thất bại cao. Tuy nhiên, cần hiểu rằng chuyển đổi số không chỉ là đưa ra mô hình kinh doanh mới mà như đã nói trên, hình thức đơn giản hơn của chuyển đổi số là nhằm cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng, hiểu khách hàng hơn hoặc tối ưu vận hành. Đây có thể coi là kim chỉ nam cho phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang vận động trong môi trường hội nhập mới hiện nay.

Chẳng hạn, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lớn của Việt Nam đã cho biết, họ đã đưa vào sử dụng một ứng dụng phần mềm đơn giản giúp khách hàng quan sát trực tuyến được vùng nguyên liệu và các khâu chế biến. Việc này đã giúp họ chiếm được lòng tin của khách hàng khó tính ở châu Âu và Mỹ và nhờ đó mà ký được nhiều đơn hàng. Đây là một ví dụ về việc đầu tư phù hợp chứ
không nhất thiết phải xây dựng ứng dụng di động, nền tảng tinh xảo hay công nghệ tốn kém.

Cần nói thêm rằng ở Việt Nam đã có những doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi và đã có những thành công ban đầu thì đó là tín hiệu tốt. Tuy vậy, không nên dừng ở đó. Có thể doanh nghiệp này đã nhanh nhạy và chuyển đổi cách giao nhận sản phẩm hoặc thanh toán đơn hàng, nhưng có thể họ còn nhiều việc khác để làm nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng hay khiến quá trình vận hành thông minh hơn và hiệu quả hơn. Và xa hơn, khi làm tốt và có dữ liệu tốt họ có thể tiến đến mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

Môi trường kinh doanh và công nghệ liên tục thay đổi. Song song với đó, những thách thức và cơ hội mới liên tục xuất hiện. Điều quan trọng là lãnh đạo doanh nghiệp cần một cái đầu lạnh và tư duy linh hoạt để có thể chèo lái doanh nghiệp mình qua những thay đổi đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TƯ DUY LÃNH ĐẠO TRONG CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ: Các quy tắc tạo tư duy chuyển đổi số ở cấp lãnh đạo tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713543527 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713543527 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10