Trong danh sách “30 nhân vật Châu Á dưới 30 tuổi” của Forbes, Faker đã hiên ngang chiếm cho mình 1 vị trí bên cạnh các doanh nhân, CEO, và người ảnh hưởng khác.
Ở Đại hội thể thao Châu Á (ASIAD) 2018 tại Indonesia, Thể thao điện tử lần đầu tiên được đưa vào các bộ môn để tranh tài. Tuy chỉ được xếp vào dạng biểu diễn không huy chương, nhưng việc 6 bộ môn điện tử được 1 sự kiện uy tín như ASIAD công nhận là thể thao là bước thắng lợi quan trọng đối với nền công nghiệp eSports. Năm đó, Việt Nam tham dự cả 6 bộ môn và là 1 trong những đoàn nổi bật nhất.
Người đứng sau quyết định đầy bất ngờ này không ai khác là Alibaba, bằng 1 bản hợp đồng hợp tác chiến lược với Hội đồng Olympic Châu Á. Đây là 1 nước đi trong tham vọng trở thành ông chủ trong eSports của Alibaba - Họ thành lập quỹ 150 triệu USD chuyên đầu tư vào eSports, và từng tài trợ 14,5 triệu USD cho Đại hội Thể thao điện tử Thế giới (WESG) lần I năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
04:26, 27/03/2019
06:35, 10/01/2019
03:00, 13/11/2018
00:00, 27/10/2018
04:23, 07/08/2018
04:18, 27/07/2018
07:29, 03/08/2018
Không chỉ mỗi Alibaba có tham vọng này, các hãng công nghệ lớn khác cũng nhanh chóng nhận ra eSports là 1 mỏ vàng, Tencent, Amazon, Alphabet (Google), Microsoft, Blizzard, Valve, Cocacola, Pepsi… các công ty tỷ “đô” trên thế giới đều đã bước chân lên chuyến tàu, hậu thuẫn cho tương lai màu mỡ của eSports.
Trong viễn cảnh đó, Việt Nam cũng được xếp vào 1 trong những mỏ vàng lớn nhất, khi có lượng người theo dõi eSports khổng lồ và sản sinh nhiều game thủ chất lượng hàng đầu thế giới.
Với tổng giá trị khoảng 135 tỷ USD và 2.2 tỷ người chơi game toàn cầu, ngành công nghiệp game vốn đã vượt qua phim ảnh và âm nhạc, trở thành vua của ngành giải trí. Bản thân eSports cũng là 1 môn thể thao cực kỳ hứa hẹn, với tổng doanh thu ước tính khoảng 900 triệu USD năm 2018, và tốc độ tăng trưởng hơn 30%/năm.
eSports thu hút và phát triển rất nhanh ở Đông Nam Á - 10 triệu người theo dõi (2016) được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2019. Trong đó Việt Nam có 2,8 triệu người (2016) được dự đoán tăng lên 9,1 triệu người (2021), hứa hẹn sẽ trở thành cường quốc eSports trong tương lai.
Những quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt cho eSports vì tại đây những bất lợi về thể hình và cơ sở vật chất sẽ được xoá bỏ, thay vào đó sự khéo léo và chăm chỉ sẽ được phát huy. Việt Nam đã từng sản sinh không ít siêu sao đẳng cấp thế giới trong các bộ môn như Liên Minh Huyền Thoại (SOFM – Lê Quang Duy) và Đế Chế I (Chim sẻ đi nắng - Nguyễn Đức Bình.
Không có gì bất ngờ, Việt Nam cùng châu Á trở thành nơi ủng hộ eSports nhất thế giới. Khi eSports được công nhận như là môn thể thao chính thức, rất có thể nó sẽ đe dọa đến cả bóng đá, trở thành môn thể thao được yêu thích nhất của giới trẻ trong tương lai không xa - như cái cách Gaming thế ngôi của phim ảnh và âm nhạc trong ngành giải trí.