"Tù mù" thông tin tăng giá điện

Nguyễn Việt 30/05/2019 16:30

Trong phiên thảo luận sáng 30/5, một trong những vấn đề các đại biểu quan tâm đó là việc tăng giá điện sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và việc tăng GDP như thế nào trong thời gian tới.

Lần nào tăng giá điện cũng nói để tăng kinh phí, để tái đầu tư ngành điện nhưng một doanh nghiệp độc quyền luôn lỗ nặng thì có nên đầu tư tiếp tục hay không

Tăng giá điện được giải thích để tăng kinh phí, để tái đầu tư ngành điện nhưng một doanh nghiệp độc quyền luôn lỗ nặng thì có nên đầu tư tiếp tục hay không?

Tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) lo ngại việc tăng giá điện trong khi lương, thu nhập không tăng sẽ khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo số 229 của Chính phủ về điều hành giá điện, xăng dầu năm 2019, Chính phủ đã xem xét điều hành giá điện theo đúng quy định, cụ thể từ 20/3/2019 mức tăng giá bán lẻ điện bình quân là 8,36 %, vấn đề ông Hận và cử tri quan tâm không phải đúng quy định hay không vì Chính phủ đã điều hành thì không thể không đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh tra Chính phủ bắt đầu kiểm tra việc tăng giá điện

    21:15, 24/05/2019

  • Tái cấu trúc DN và tăng giá điện của EVN: Nỗi lo… “không của riêng ai”!

    09:57, 24/05/2019

  • Bộ Công thương kiểm tra tăng giá điện: Đúng theo quy định!

    14:15, 20/05/2019

  • Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ tăng giá điện

    19:30, 08/05/2019

Tuy nhiên, ông Hận muốn Chính phủ đánh giá cụ thể hơn và có dự báo trong thời gian tới việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, vì tăng giá điện và giá xăng dầu sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các đơn vị sản xuất kinh doanh và đương nhiên chi phí này kết tinh vào giá thành sản xuất và làm tăng giá thành sản phẩm. Việc này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, giảm sức mua của người dân.

ĐBQH Nguyễn Quốc Hận tỉnh (Cà Mau).

ĐBQH Nguyễn Quốc Hận tỉnh (Cà Mau), việc tăng giá điện sẽ khiến chi phí sản xuất tăng, cùng với đó là tác động đến giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa.

Khía cạnh khác, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không tăng khi hàng loạt các chi phí thiết yếu đều tăng, như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế, học phí... có làm ảnh hưởng đến mức sống người dân và ảnh hưởng thế nào đến kiềm chế lạm phát dưới 4% theo Nghị quyết của Quốc hội. “Qua đó để công khai minh bạch trong điều hành giá điện, tôi kiến nghị đưa vào Kiểm toán nhà nước đối với danh mục kinh doanh ngành điện”, ông Hận kiến nghị. 

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, Bộ Công Thương đã có tờ trình về tình hình điều hành giá điện, giá xăng với gần 20 trang với 100 phụ lục, rất nhiều con số lập luận để khẳng định Bộ làm đúng. Ông Hiếu nêu ví dụ, bản thân là bác sĩ, cho dù phác đồ đúng mà bệnh nhân của mình không tốt lên thì phải xem xét lại, nhiều khi trên lý thuyết đúng nhưng khi triển khai áp dụng lại sai ở một mắt xích nào đấy, lúc này buộc phải dừng lại suy xét, không bảo thủ duy ý chí, che giấu sai lầm. Vậy nên, khi nhiều người dân phản ứng, bức xúc thì Bộ Công thương cần nghiêm khắc rà soát, rút kinh nghiệm về phương pháp tiến hành, cách thức quản lý, giám sát và tuyên truyền trong thời gian qua và trong việc điều hành giá điện, giá xăng dầu. “Phải chăng, nguồn gốc sâu xa là do sự độc quyền, không có sự cạnh tranh của ngành điện trong việc mua bán truyền tải điện”, ông Hiếu bày tỏ.

Còn theo đánh giá của ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận), về vấn đề giá cả, hiện đang là chiều hướng tốt, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng thấp nhất nhiều năm qua nhưng vấn đề cử tri quan tâm là tăng giá điện. Theo cử tri, việc tăng giá điện tại thời điểm này là không phù hợp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu phấn đấu mà các ngành, các cấp hướng tới theo định hướng cơ chế thị trường nhưng phải phù hợp tình hình thực tiễn của đất nước. Mặc dù, việc điều chỉnh tăng giá điện đã được tính toán nằm trong lộ trình, về cơ bản bà Phúc đồng ý với Báo cáo giải trình của Chính phủ, nhưng đề nghị Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra việc tăng giá điện vừa qua như thế nào, đúng quy định hay không, nếu sai thì xử lý như nào để cử tri, nhân dân cả nước biết.

ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận).

ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận), cần có giải pháp khắc phục hiện tượng tăng giá, "tát nước theo mưa".

“Theo tôi, khi tăng giá điện chắc chắn kéo theo tăng giá các mặt hàng, nhất là vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục, phòng ngừa hiện tượng tăng giá "tát nước theo mưa", cần theo dõi sát biến động thị trường, kết hợp việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kê khai giá của các doanh nghiệp để có biện pháp tổng thể nếu có biến động bất thường của thị trường”, bà Phúc thẳng thắn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Tù mù" thông tin tăng giá điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO