Tự tin chống dịch COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Đoàn viên trong nỗi lo lắng với dịch bệnh luôn rình rập. Bài toán này khó với từng cá nhân, khó với chính quyền các địa phương và cả với các cơ quan quản lý cấp cao hơn. Khó nhưng luôn có lời giải!

>> Người khỏe mạnh phải tiêm bao nhiêu liều vaccine COVID-19?

Thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam và toàn cầu.  Không một đất nước nào, dù là cường quốc số một của thế giới đi nữa; không một vị nguyên thủ quốc gia nào, dù là của một nước nghèo nàn lạc hậu hay giàu có văn minh, có thể tự tin vỗ ngực trước sự tấn công của COVID-19.

Thư ngỏ của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Thanh Hóa.

Thư ngỏ của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Thanh Hóa.

Sẽ không mấy ngạc nhiên khi những ngày qua có không ít địa phương ra văn bản khuyến cáo người dân không nên trở về quê khi không thực sự cần thiết, đặc biệt là từ những vùng dịch bệnh đang căng thẳng. 

Nỗi lo lắng này của chính quyền địa phương là hoàn toàn có thể hiểu được. Trong năm 2021, nhiều đợt dịch bùng phát khắp nơi, các địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 16 nâng cao trong thời gian dài, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn ngân sách và “vắt kiệt” sức của lực lượng chống dịch nơi tuyến đầu.

Thời điểm này, sự xuất hiện và lây lan của biến chủng Omicron khiến nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19, đặt nhiều địa phương trong tình trạng “báo động” bởi ca nhiễm tăng nhanh.

Tuy nhiên, để khôi phục kinh tế và thích ứng an toàn với dịch trong tình hình mới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả, trong đó tinh thần chỉ đạo xuyên suốt là không ngăn sông cấm chợ, không cản trở các hoạt động đi lại của người dân.

Song song, nỗ lực bao phủ vaccine phòng dịch COVID-19 của Chính phủ đã đạt được kết quả ấn tượng, đưa Việt Nam đứng vị trí thứ 6 thế giới về tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân và tiến độ tiêm mũi bổ sung cũng đang được đẩy nhanh tốc độ.

Hơn nữa, Việt Nam đã đầu tư trong rất nhiều năm cho công tác chuẩn bị đáp ứng dịch bệnh như: năng lực đánh giá nguy cơ, sự chuẩn bị sẵn sàng tại các cửa khẩu, xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý ca bệnh, và truyền thông nguy cơ…

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Hà Nội.

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Hà Nội.

>> Điều gì sẽ xảy ra sau Covid-19?

Chúng ta có kinh nghiệm trong phòng chống dịch như: phong tỏa - khoanh vùng - truy vết; chuẩn bị cơ sở vật chất, cơ chế, tài chính thật tốt, phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai lấy mẫu xét nghiệm; thành lập bệnh viện dã chiến rất nhanh; huy động lực lượng tiền phương tại chỗ, lực lượng cơ động chống dịch. Các cơ quan y tế đã có chiến lược ngăn ngừa rất chủ động và phác đồ điều trị hiệu quả…

Nhìn rộng ra, việc Singapore vẫn tự tin tiếp tục kế hoạch sống chung, cùng lúc chuẩn bị ứng phó với kịch bản làn sóng lây nhiễm biến chủng Omicron nhờ vào sự kiên nhẫn trong tiến trình thoát khỏi đại dịch.

Khi Singapore tiến hành chiến lược sống chung với COVID-19 dựa trên nền tảng có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới, đảo quốc sư tử chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt – lên tới 4 con số vào tháng 9/2021 khiến nhiều người tự hỏi liệu đây có phải thời điểm thích hợp.

Tuy nhiên, với số ca mắc và nhập viện giảm dần, tại Singapore đã xuất hiện tâm lý lạc quan thận trọng rằng kế hoạch sống chung đã giúp nước này xoay chuyển tình thế trong đại dịch, ngay cả khi Omicron xuất hiện.

Nói vậy để thấy, chủ trương nhất quán từ Trung ương đến địa phương là sống chung an toàn với dịch bệnh là chủ trương đúng đắn. Còn như thế nào an toàn thì đã được tập huấn và nhắc nhở hằng ngày qua các phương tiện truyền thông, thậm chí qua từng cuộc gọi điện thoại ở bất cứ đâu: Tuân thủ 5K, khai báo y tế khi cần thiết, chuẩn bị hệ thống điều trị tại cơ sở và sẵn sàng các khu điều trị bệnh nặng...

>> Để Hà Nội không “vỡ trận” trong phòng, chống COVID-19

Đến giờ này, ai cũng có thể tự mua kit test nhanh ở bất cứ nhà thuốc tây nào. Trong mọi lúc cần hạn chế tiếp xúc nơi đông người; khi có triệu chứng thì đến cơ sở y tế địa phương... Có đầy đủ ý thức này, mọi người có thể sinh hoạt, làm việc, vui chơi thoải mái mà không phải bị ám ảnh bởi SARS-CoV-2.

Có thể nói, Việt Nam đã làm được những điều kỳ diệu khi kiềm chế số ca nhiễm dịch và số người chết vì COVID-19 vẫn ở mức thấp nhất. Chúng ta đã thành công trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Thành công của Việt Nam không phải qua đêm mà có. Đó chính là thành công của niềm tin đối với Đảng, với tương lai của đất nước, khi Chính phủ đã lan tỏa tinh thần kiến tạo, vì dân mạnh mẽ, khơi dậy sức mạnh nội tại, khả năng chống chịu, tinh thần đồng thuận xã hội.

Mong rằng, cấp quản lý chính quyền cơ sở cũng nhìn nhận đúng vấn đề, tránh tâm lý sợ bệnh, sợ trách nhiệm trong công tác chống dịch. Thay vào đó là tâm thế, tâm lý tự tin chống dịch trong mọi thời điểm, giai đoạn.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tự tin chống dịch COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713573183 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713573183 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10