Từ vụ Tân Hoàng Minh: Cần chế tài đủ mạnh “dẹp” vi phạm trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Dù được đánh giá đã có sự bổ sung tương đối đầy đủ, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chế tài xử lý hành vi vi phạm trong phát hành TPDN còn yếu, chưa đủ sức răn đe…

>> Ai tham gia vào các đợt phát hành trái phiếu cùng Tân Hoàng Minh?

Theo các chuyên gia, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) mang lại nhiều điểm tích cực cho nền kinh tế, vừa là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, vừa là là kênh đầu tư hấp dẫn với mức sinh lời tương đối cao.

Cùng với sự phát triển “nóng” của TPDN, thị trường cũng dần xuất hiện những hành vi sai phạm gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này còn yếu và thiếu, chưa đủ sức răn đe.

Do đó, để ngăn chặn sai phạm, các chuyên gia cho rằng, cần tăng cường chế tài, đặc biệt bổ sung chế tài hình sự.

cần bổ sung thêm chế tài hình sự đối với những vụ việc, hành vi vi phạm trong phát hành TPDN để tạo tính răn đe - Ảnh minh họa

Cần bổ sung thêm chế tài hình sự đối với những vụ việc, hành vi vi phạm trong phát hành TPDN để tạo tính răn đe - Ảnh minh họa

Thực tế, thông qua vụ việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố thông tin về việc hủy bỏ 09 đợt chào bán trái phiếu trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) có thể thấy, các vi phạm trong phát hành TPDN, không chỉ diễn biến ngày một phức tạp, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư khi số vốn “đổ” vào đó là rất lớn (tổng trị giá 10.030 tỷ đồng – riêng vụ Tân Hoàng Minh).

Được biết, hiện nay chế tài đối với những hành vi vi phạm trong phát hành TPDN đã được pháp luật quy định tương đối đầy đủ.

>> SHB không bảo lãnh phát hành, không bảo lãnh thanh toán trái phiếu Tân Hoàng Minh

Cụ thể, ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tiếp đến, ngày 31/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.

Trong đó, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phạm trong phát hành TPDN lên đến 1,5 tỷ đồng.

Riêng đối với hành vi vi phạm công bố thông tin mức phạt tối đa là 70 triệu đồng; Không thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ hoặc thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ không đúng thời hạn theo quy định mức phạt lên đến 100 triệu đồng;

Đặc biệt, mức phạt tối đa có thể lên đến 300 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo việc chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, trung thực, có thể kiểm chứng được, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; không rà soát đối tượng tham gia mua trái phiếu phát hành riêng lẻ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật… (Điều 8, Nghị định 156/2020/NĐ-CP)

Từ vụ việc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho thấy, giá trị thu về từ các hành vi vi phạm trong phát hành TPDN lớn hơn nhiều so với mức xử phạt trong quy định hiện hành

Từ vụ việc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho thấy, giá trị thu về từ các hành vi vi phạm trong phát hành TPDN lớn hơn nhiều so với mức xử phạt trong quy định hiện hành

Bên cạnh đó, đối với vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, mức phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu về việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành lại Việt Nam có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật (Điều 11, Nghị định 156/2020/NĐ-CP)…

Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn có thể chịu hình thức phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động phát hành, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề… Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi TPDN, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư công thêm tiền lãi tính theo lãi ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi ngân hàng,…

Theo Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN, trong lĩnh vực chứng khoán nói chung, phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp nói riêng, các biện pháp xử phạt hiện hành như vậy còn yếu và chưa đủ sức răn đe.

“Chẳng hạn như trong vụ việc của Tân Hoàng Minh từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, từ các hành vi vi phạm pháp luật đã mang lại giá trị 10.030 tỷ đồng, đây là con số cao hơn rất nhiều so với mức xử phạt. Vì thế, sẽ xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp mua chui, bán chui, “lùa gà” hết lần này đến lần khác và sẵn sàng chấp nhận nộp phạt. Trong khi việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung bắt buộc khắc phục hậu quả vẫn chưa được làm nghiêm, dẫn đến việc doanh nghiệp cố tình làm ngơ…”, Luật sư Hiệp cho hay.

Chưa kể, theo các chuyên gia, pháp luật hình sự cũng chưa có quy định rõ ràng, cụ thể tội danh nào đối với những sai phạm trong hoạt động phát hành, mua bán TPDN. Nếu có hành vi vi phạm trong hoạt động phát hành, mua bán TPDN gây hậu quả nghiêm trọng cũng chỉ có thể điều tra về các tội danh khác như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa dối khách hàng… dẫn đến khó xử lý nghiêm minh, kịp thời, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Trong khi đó, thị trường TPDN càng phát triển thì tính chất, mức độ vi phạm sẽ ngày càng phức tạp và tinh vi gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thị trường, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và xử lý.

Từ đó, để giảm thiểu và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong phát hành TPDN, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia cũng đề xuất, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm theo hướng tăng nặng về xử phạt hành chính. Đặc biệt, cần bổ sung thêm chế tài hình sự đối với những vụ việc, hành vi vi phạm trong phát hành TPDN để tạo tính răn đe.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Từ vụ Tân Hoàng Minh: Cần chế tài đủ mạnh “dẹp” vi phạm trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711691151 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711691151 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10