Môi trường đã có nhiều thay đổi nên chúng ta cần có những nhận định và đánh giá xu hướng sắp tới để bắt kịp với những biến chuyển và nhu cầu mới của thị trường.
Năm mới là khởi đầu của mùa xuân cũng là khởi đầu cho sự phát triển và những niềm tin hy vọng thế chỗ từ những cằn khô là những cái mới, là sự hồi sinh mà thiên nhiên ưu ái cho mùa xuân mang lại.
Đặc biệt năm nay chúng ta đón xuân trong bối cảnh vừa mừng vừa lo vì sự tái hiện diện của đại dịch COVID-19 xuất hiện đúng ngay dịp xuân Tân Sửu đang về, năm nay thời tiết có phần đẹp hơn năm trước nhưng nhân dân lại phải đón tết trong hoàn cảnh lo giữ cho an toàn sức khỏe, hạn chế di chuyển đi lại và chi tiêu, những điều đó làm ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ hàng hóa và tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt trong năm 2020 Việt Nam chúng ta đã tổ chức thành công đại hội XIII, Việt Nam chúng ta cũng đang trong giai đoạn ngày một xuất hiện đông đảo tầng lớp doanh nhân dám dấn thân và mang tinh thần dân tộc hình thành hiện nay tựa như khuyến nghị của TS Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình đã từng nêu từ 2001 trong tác phẩm "Đánh thức con Rồng ngủ quên", theo đó Việt Nam cần có và hình thành tầng lớp doanh nhân (Quý tộc) kiểu như ở phương tây để dẫn dắt các doanh nghiệp vệ tinh cùng hợp lực phát triển đang ngày một hiện thực hơn.
Hiện có những khuyến nghị chúng ta vẫn nên định hướng liên minh, liên doanh với doanh nghiệp FDI với ngõ hầu nhận được sự chuyển giao các công nghệ nguồn, công nghệ lõi từ phía đối tác liên doanh. Đây là những kiến giải rõ nét từ tác phẩm "Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam" phản ánh trọng tâm nghiên cứu của Giáo sư Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật Bản) ấn hành từ năm 2006. Đây có thể coi là một trong những tác phẩm có giá trị cao để tham vấn cho cơ quan hoạch định chính sách công nghiệp.
Tuy nhiên hiện môi trường đã có nhiều thay đổi nên chúng ta cần có những nhận định và đánh giá xu hướng sắp tới để bắt kịp với những biến chuyển và nhu cầu mới của thị trường.
Các minh chứng từ thực tế hiện nay đã rõ ngành công nghiệp đóng tàu, điện tử, xe hơi trong 20 năm qua tỏ ra không mấy hiệu quả, kèm theo trong bối cảnh thế giới đang phải chứng kiến và trải qua sự tác động mạnh mẽ của đại dịch bệnh COVID-19 gây nên những thách thức cũng như môi trường đầy biến động đã xuất hiện nhiều cơ hội và thách thức.
Do đó chúng ta cần ưu tiên dành nguồn lực nhiều hơn cho những doanh nghiệp trong nước có khả năng tổ chức nắm bắt được các cơ hội mới xuất hiện từ chu kỳ chuyển đổi số trong các nhóm ngành công nghệ số áp dụng vào mọi mặt của đời sống cho hàm lượng giá trị cao và có tính lan tỏa rộng như: Digital Data, Automation, Digital Customer Access, Networking … một mặt cần vận dụng khai thác tối đa các lợi ích từ hiệp định thương mại thế hệ mới FTA, EVFTA… có đối chiếu với lợi thế từ các nguồn lực trong nước.
Xét trên những viễn kiến đó tôi cho rằng chúng ta cần điều chỉnh theo hướng giảm ưu tiên nguồn lực nhiều các hình thức liên minh quốc tế.
1. Liên minh để gia nhập thị trường địa phương
Theo như trong hình vì về cơ bản thì chúng ta ít giành được lợi thế hơn so với các doanh nghiệp đến từ các nước phát triển qua hình thành dạng liên doanh kiểu này mà cần phân bổ và điều tiết các nguồn lực vào các ô trong hình (2. Liên minh để Truy cập Tài nguyên Quốc gia); (3. Liên minh các Đòn bẩy Toàn cầu); (4. Liên minh trên Phạm vi Toàn cầu) theo như trong hình với những hàm ý như:
2. Liên minh để truy cập tài nguyên quốc gia
Hình thành những liên minh chiến lược nhằm chia sẻ các khả năng như: Có quyền truy cập vào một tập hợp các nguồn lực có sẵn ở một quốc gia, nguồn tài nguyên quý hiếm, thị trường đối lưu… từ các đối tác được cài đặt trong môi trường giữa các Quốc gia có cùng chung lợi ích.
3. Liên minh các đòn bẩy toàn cầu
Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới của các công ty trong việc chia sẻ các khả năng như: Đóng góp các tài sản vô hình và bí quyết, R&D, hoặc tài nguyên cho công nghệ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh lâu dài của các công ty liên quan và bao hàm sự cam kết tương đối lâu dài từ các đối tác đang có thế mạnh trong khối EU và các nước phát triển khác.
4. Liên minh trên phạm vi toàn cầu
Để phát triển sự hiện diện thị trường toàn cầu bao gồm sự trao đổi và hỗ trợ về khả năng sản xuất, marketing tiếp cận thị trường mới, tạo lập uy tín thương hiệu cùng khai thác thị trường quốc tế. Đổi lại các đơn vị liên minh nước ngoài được quyền mang sản phẩm, quy trình và công nghệ quản lý cùng với vốn của họ tham gia khai thác chung.
(Còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
06:00, 15/02/2021
04:51, 10/02/2021
15:40, 26/01/2021
07:00, 22/01/2021
02:00, 26/01/2021
04:50, 19/01/2021