Tương lai nào cho Halico?

Diendandoanhnghiep.vn Từng là doanh nghiệp sản xuất rượu lớn nhất tại Việt Nam với thương hiệu Vodka Hà Nội, tình hình kinh doanh của Halico ngày càng đi xuống, kinh doanh thua lỗ triền miên.

Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico) ghi nhận quý thứ 13 liên tiếp công ty báo lỗ từ khi đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội vào giữa năm 2018.

13 quý liên tiếp... lỗ

Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, MCK: HNR) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với tổng doanh thu 18 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn bán hàng gần 20 tỷ đồng, giảm 16%, lợi nhuận gộp lỗ 2,5 tỷ đồng trong khi đó cùng kỳ lãi 2,2 tỷ đồng.

Halico) ghi nhận quý thứ 13 liên tiếp

Halico ghi nhận quý thứ 13 liên tiếp lỗ.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính đạt 1,3 tỷ đồng, giảm 11%; chi phí bán hàng 6,7 tỷ đồng, tăng 4%; chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 4,3 tỷ đồng, tăng 17%.

Sau khi khấu trừ chi phí, HNR báo lỗ ròng hơn 12,3 tỷ đồng. Đây là quý thứ 13 liên tiếp công ty báo lỗ từ khi đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội vào giữa năm 2018.

Ban lãnh đạo cho biết yếu tố về thời tiết ảnh hưởng đến thói quen sử dụng bia rượu ở miền Bắc. Theo đó, vào mùa đông và mùa xuân trời lạnh, sản lượng tiêu thụ rượu tăng hơn so với mùa hè và mùa thu. Bên cạnh đó, thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng rượu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, hình ảnh, bao bì. Công ty cũng đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng rượu khác và tình trạng trốn thuế, hàng nhái của các cơ sở tư nhân.

Kết quả, công ty này lỗ luỹ kế gần 458 tỷ đồng, tăng hơn 13 tỷ đồng so với đầu năm và hơn gấp đôi vốn điều lệ.

.Halico có 2 cổ đông lớn là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội nắm 54,29% vốn và Steecar Investment Holding Pte Ltd nắm 45,57%.

Công ty này đặt mục tiêu tiêu thụ khoảng 2,76 triệu lít trong năm nay; doanh thu thuần 114,6 tỷ đồng và lỗ trước thuế 30 tỷ đồng.

Phú quý giật lùi của Halico

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico - UPCoM: HNR), tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội được thành lập từ năm 1898 thuộc Chi nhánh của hãng Fontaine, Cộng hòa Pháp xây dựng cùng với nhà máy bia Hommel (tiền thân của Habeco).

Nguồn: Báo cáo tài chính Halico

Nguồn: Báo cáo tài chính Halico

Nhà máy rượu Fontaine chính là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được xây dựng ở khu vực Đông Dương thời bấy giờ. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, nhà máy rượu năm xưa đã đổi tên thành Halico và những sản phẩm như lúa mới, nếp mới hay Vodka Hà Nội đã tạo nên thương hiệu cho Công ty.

Từng có giai đoạn Halico chiếm đa số thị phần tiêu thụ rượu tại phía Bắc, kết quả kinh doanh những năm trước 2010 cũng rất khả quan. Công ty này thậm chí từng được đánh giá là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh, với mức tăng bình quân 25% mỗi năm.

Năm 2011, Halico từng được Diageo (một trong những nhà sản xuất rượu lớn nhất thế giới) chi 1.800 tỷ đồng để sở hữu 45,57% cổ phần. Phần vốn còn lại thuộc sở hữu của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và một số cổ đông cá nhân. Như vậy, vốn hóa Halico xác định theo mức giá Diageo đặt mua vào khoảng 4.300 tỷ đồng.

Sự hợp tác này được kỳ vọng giúp cho Halico từng bước nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp, nghiên cứu tung ra nhiều sản phẩm mới, nâng cấp hệ thống phân phối và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Cùng với tầm nhìn của một tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu rượu nổi tiếng như Jonhny Walker, Bailey, Smirnoff… hứa hẹn trong tương lai gần, thương hiệu Halico và Vodka Hà Nội sẽ có sức mạnh nhất định trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, sự sa sút của Halico xảy ra ngay sau khi bắt tay với gã khổng lồ của nước Anh. Nhưng nó cũng xảy ra trong bối cảnh công ty chứng kiến nhiều bê bối lãnh đạo, sự gia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và gần đây là Nghị định 100 kiểm soát chặt chẽ việc tiêu thụ sản phẩm bia rượu.

Vai trò của các cổ đông lớn là Habeco và Diageo khá mờ nhạt tại Halico. Trong nhiều năm gắn bó với Halico, ông lớn Diageo chỉ là mang về cho Halico hợp đồng gia công rượu, nhưng việc này đã chấm dứt từ năm 2017. Trong khi đó, Habeco trải qua một thời kỳ tái cấu trúc khó khăn, vật lộn trước sự bành trước của các thương hiệu khác, trong đó có cả ông lớn Sabeco.

Không dừng lại ở đó, Halico thua lỗ nặng cho dù sở hữu nhiều đất vàng tại Hà Nội (Nhân Đồng, Lò Đúc, Lĩnh Nam) và khu đất rộng hàng trăm nghìn mét vuông tại Yên Phong, Bắc Ninh dùng xây dựng Nhà máy sản xuất cồn rượu và hồ xử lý nước thải. Ngoài ra, Halico còn có đất tại Đà Nẵng và TP HCM. Tổng diện tích đất đai Công ty đang quản lý sử dụng lên đến gần 234 nghìn m2.

Trong đó, liên quan đến dự án Nhà máy sản xuất cồn rượu và hồ xử lý nước thải, Báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán của Halico cho thấy, tại ngày 31/12/2020, công ty đang ghi nhận giá trị xây dựng cơ bản dở dang gần 1,4 tỷ đồng của dự án đã bị dừng từ năm 2012.

Trong báo cáo kiểm toán năm 2020, Công ty TNHH PwC (Việt Nam) cũng đã nêu ý kiến ngoại trừ với giá trị xây dựng cơ bản dở dang 1,386 tỷ đồng liên quan đến Dự án này.

Lãnh đạo Halico cho biết không có kế hoạch và cũng không cho rằng dự án này có thể tiếp tục đầu tư và gái trị thanh lý là không đáng kể. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03-Tài sản cố định hữu hình, các chi phí của dự án dây chuyền sản xuất cồn khô cần điều chỉnh giảm do dự án này không đem lại lợi ích trong tương lai của công ty.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tương lai nào cho Halico? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714037295 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714037295 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10