“Tương lai xanh” đối với ngành hàng chăm sóc gia đình

NGỌC LAM 18/06/2022 20:14

Unilever Việt Nam chính thức phát động chiến dịch “Tương lai xanh” đối với ngành hàng chăm sóc gia đình.  

Với “Tương lai xanh”, Unilever đang tái tạo những thành phần hóa học lâu đời trong công thức sản phẩm để mang lại cho hàng tỷ người tiêu dùng trên thế giới và Việt Nam các sản phẩm vệ sinh và làm sạch hiệu suất cao, giá cả phải chăng, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Tại Việt Nam, chiến dịch “Tương lai xanh” được ngành hàng Chăm sóc Gia đình từ Unilever chính thức triển khai với thông điệp “Sạch nhà nhỏ - Xanh nhà chung”.

Unilever Việt Nam tin rằng, người tiêu dùng xứng đáng có được những sản phẩm tốt nhất để chăm sóc gia đình và ngôi nhà của họ, đồng thời được truyền cảm hứng để cùng chung tay xây dựng ngôi nhà chung Trái đất trở nên xanh tươi hơn, an toàn hơn cho những thế hệ tương lai.

Theo đó, chiến dịch “Tương lai xanh” đặt ra 3 cam kết chính:

  • Đến năm 2030, loại bỏ 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện môi trường khỏi các sản phẩm Chăm sóc Gia đình;
  • Thành phần công thức của các sản phẩm Chăm sóc Gia đình sẽ có khả năng phân hủy sinh học đến 100%;
  • Giảm lượng nhựa nguyên sinh và sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì; cụ thể, đến năm 2025, 100% bao bì của sản phẩm Chăm sóc Gia đình đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, và hơn 25% bao bì sử dụng nhựa tái chế.

Kế hoạch hành động của chiến dịch

Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, ngành hàng Chăm sóc Gia đình của Unilever Việt Nam sẽ triển khai 2 trụ cột hành động:

Một là, nghiên cứu phát triển công thức sản phẩm tốt hơn, cụ thể:

  • Phát triển công thức sản phẩm giúp tiết kiệm nước và có khả năng phân hủy sinh học (1);
  • Sử dụng 100% nguyên liệu đầu vào có khả năng tái chế hoặc tuần hoàn (2).

Hai là, thúc đẩy bao bì bền vững, bao gồm:

  • Thúc đẩy phát triển bao bì sản phẩm có khả năng tái chế;
  • Sử dụng nhựa tái chế - PCR trong sản xuất bao bì sản phẩm (3);
  • Triển khai các hoạt động khuyến khích người tiêu dùng tái sử dụng bao bì và đổ đầy sản phẩm vào chai rỗng cũ tại nhà;
  • Phối hợp cùng các đối tác trong việc phân loại, thu gom bao bì sản phẩm để thúc đẩy vòng tuần hoàn của bao bì nhựa.

Các nhãn hàng và sản phẩm là cốt lõi của hoạt động kinh doanh tại Unilever Việt Nam. Các mục tiêu vì khí hậu đòi hỏi doanh nghiệp cần lên kế hoạch và triển khai việc tái thiết kế, đổi mới sản phẩm “từ trong ra ngoài”. Điều này có nghĩa, các nhãn hàng Chăm sóc Gia đình từ Unilever Việt Nam không chỉ quan tâm đến thành phần công thức sản phẩm mà còn thúc đẩy mô hình “sử dụng ít nhựa hơn, sử dụng nhựa tốt hơn và tiến đến không dùng nhựa”. Đây là nỗ lực không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện sức khỏe hành tinh thông qua cắt giảm khí nhà kính mà còn củng cố vị trí của các nhãn hàng trong lòng người tiêu dùng.

Ông Đỗ Thái Vương – Phó Chủ tịch Phát triển Bền vững và Đối ngoại, Unilever Việt Nam cho biết: “Hành động vì khí hậu là một trong những hoạt động phát triển bền vững trọng tâm mà Unilever Việt Nam dành nhiều tâm sức thực hiện thông qua những mục tiêu cụ thể. Chúng tôi đang nỗ lực kiểm soát lượng khí nhà kính từ các hoạt động trong chuỗi vận hành, trong toàn bộ chuỗi giá trị và các nhãn hàng của Unilever. Chiến dịch ‘Tương lai xanh’ từ ngành hàng Chăm sóc Gia đình là hành động cụ thể thể hiện quyết tâm của các nhãn hàng từ Unilever trên hành trình đồng hành cùng Việt Nam thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng ‘0’ đến năm 2050 tại COP26".

Có thể bạn quan tâm

  • Mô hình phát triển bền vững “Vinamilk Green Farm” được chia sẻ tại Hội nghị sữa toàn cầu 2022

    15:18, 20/06/2022

  • Phát triển năng lượng Việt Nam bền vững cần có cơ chế chính sách tổng thể

    08:34, 18/06/2022

  • Lan toả kinh doanh liêm chính để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững

    09:23, 14/06/2022

  • Doanh nhân Nguyễn Hồng Phong: Chìa khoá giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

    03:00, 02/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
 “Tương lai xanh” đối với ngành hàng chăm sóc gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO