Ùn tắc nông sản biên giới: Cần 5.000 container lạnh cho xuất khẩu thanh long

Diendandoanhnghiep.vn Do xuất khẩu qua đường bộ gặp khó khăn, thanh long xuất khẩu chuyển hướng đường biển qua Trung Quốc. Trong đó, nhu cầu thanh long xuất khẩu là 101.216 tấn, tương ứng cần 5.087 container.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Chuyển hướng nào cũng phải là chính ngạch

Phát biểu cuộc họp trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển chiều 12/1, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Bộ vừa nhận được thông tin tại cửa khẩu Lào Cai đã chính thức được phép xuất khẩu thanh long trở lại sang Trung Quốc.

cuộc họp trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển chiều 12/1

Cuộc họp trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển chiều 12/1.

"Tái mở" cửa khẩu Lào Cai

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, trước đó, ngày 10/1, cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cũng đã được mở cửa trở lại. Nhưng hôm nay, cửa khẩu này lại phải tạm dừng thông quan do phát hiện một lô hàng có virus SARS-CoV-2 trên bao bì để khử khuẩn, sau đó sẽ tiếp tục thông quan trở lại.

Hiện Bằng Tường (Trung Quốc) cũng đang đề nghị Trung ương xem xét để sớm mở cửa trở lại cửa khẩu cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng lưu ý, Trung Quốc có mở cửa trở lại một số cửa khẩu nhưng có thể dừng lại bất kỳ lúc nào nếu bị phát hiện có virus SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, hiện đang vào gần Tết Nguyên đán, lượng hàng lớn, nếu doanh nghiệp tiếp tục dồn lên, cộng với nghỉ Tết Nguyên đán thì sẽ rất khó khăn.

Từ hôm nay, 12/1, quả thanh long Việt Nam sẽ tiếp tục được giải quyết thông quan qua lối Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành (thành phố Lào Cai) để xuất khẩu sang Trung Quốc. 

“Nội dung chính là phía Trung Quốc hạn chế thông quan là do một số bao bì lô hàng có virus SARS-CoV-2, còn một số thủ tục xuất khẩu vẫn bình thường. Phía Trung Quốc cho rằng, vấn đề quan trọng là kiểm soát chặt virus SARS-CoV-2trên bao bì sản phẩm. Virus SARS-CoV-2 nhiễm vào bao bì hàng hóa do trong quá trình vận chuyển chứ không phải trong sản phẩm”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng chỉ rõ thêm, hiện một số ngành, doanh nghiệp đang hiểu sai về xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều thông tin cho rằng, xuất khẩu tiểu ngạch do sản phẩm nông sản không đảm bảo chất lượng là hoàn toàn không đúng.

“Hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch hay chính ngạch đều phải chịu sự kiểm dịch, đảm bảo chất lượng, nhãn mác, bao bì, có truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng…. đầy đủ theo đúng quy định của Trung Quốc.  Xuất khẩu tiểu ngạch hay chính sách chỉ là hình thức xuất nhập khẩu qua biên giới còn nói hàng tiểu ngạch là hàng kém chất lượng là hoàn toàn sai”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu rõ.

Đối với thị trường Trung Quốc, các cơ quan chức năng đã cấp gần 2.000 mã số vùng trồng, đạt trên 60%; riêng thanh long có 247 mã số, chiếm trên 85% tổng diện tích trồng thanh long; xoài cũng cấp được trên 272 mã số, chiếm trên 40%; mít cũng có gần 50% mã số vùng trồng.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng thông tin, hiện nhiều trung tâm kiểm tra, kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những thiết bị kiểm tra virus SARS-CoV-2 trên bao bì hàng hóa để sẵn sàng vào cuộc cùng doanh nghiệp thúc đẩy  xuất khẩu nông sản.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Mở thêm cửa khẩu vẫn thông quan “èo uột”

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Mở "luồng xanh" khu vực biên giới

... Nhưng chưa thể vội mừng

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, diện tích trồng thanh long cả nước tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. 

Cuộc họp trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển chiều 12/1.

Cuộc họp trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển chiều 12/1.

Tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích hơn 33.500ha, sản lượng 694.5000 tấn/năm; tỉnh Long An có 11.800ha, sản lượng 316.000 tấn/năm; tỉnh Tiền Giang có 9.600ha, sản lượng 241.400 tấn/năm. Theo ông Tùng, sản lượng thanh long thu hoạch lớn nhưng chủ yếu tập trung trong quý 4 của năm trước và quý 1 năm sau.

Do tình hình xuất khẩu qua đường bộ gặp khó khăn, nhiều địa phương và doanh nghiệp đề nghị tìm hướng tháo gỡ để có thể xuất khẩu bằng đường biển qua Trung Quốc.

Qua rà soát, Cục Trồng trọt cho biết, trong quý I/2022, 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang có 226.000 tấn thanh long cần tiêu thụ. Trong đó, nhu cầu thanh long xuất khẩu là 101.216 tấn, tương ứng cần 5.087 container.

Riêng tháng 1, sản lượng thanh long của Bình Thuận là 60.000 tấn, cần xuất khẩu 12.400 tấn, tương ứng cần 620 container. Long An có 20.000 tấn có nhu cầu xuất khẩu, cần 1.000 container. Tiền Giang có 23.000 tấn, cần 1.592 container.

Ông Tùng cũng cho biết, bước đầu, một số doanh nghiệp đã thu mua thanh long không xuất khẩu được sang Trung Quốc phải quay đầu trở lại để chế biến, tiêu thụ trong nước. Một số hệ thống phân phối trong nước có kế hoạch thu mua để bán trong dịp tết thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, ... trong nước. 

Hiện nay, lượng thu mua, chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước con nhỏ so với sản lượng hiện có

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ùn tắc nông sản biên giới: Cần 5.000 container lạnh cho xuất khẩu thanh long tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713994725 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713994725 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10