Ùn tắc nông sản biên giới: Cần doanh nghiệp "đầu đàn" dẫn dắt

THY HẰNG 07/01/2022 11:30

Địa phương cần phải có những doanh nghiệp lớn, làm đầu tàu, đứng ra ký kết với khách hàng, rồi định hướng sản phẩm ở nội địa. Có như vậy mới kết nối được cung cầu. 

>>>Nông sản và nỗi đau của nông dân (Bài 3)

5.000 xe container hàng nông sản ùn ứ trên cửa khẩu còn chưa được thì giải quyết thì trên 300.000 tấn thanh long thu hoạch từ nay đến hết tháng 3/2022 đang tắc đầu ra một lần nữa là hồi chuông cảnh báo doanh nghiệp cần thay đổi cách làm ăn.

trên 300.000 tấn thanh long thu hoạch từ nay đến hết tháng 3/2022 đang tắc đầu ra

Thanh long từ cửa khẩu quay đầu về nội địa tiêu thụ, cộng trên 300.000 tấn thanh long thu hoạch từ nay đến hết tháng 3/2022 đang tắc đầu ra. Ảnh: Lao động

Trung Quốc không còn dễ tính

Theo các chuyên gia thương mại, tình trạng nông sản nói chung và trái thanh long nói riêng cứ đến mùa thu hoạch lại "tắc" đầu ra mỗi khi thương lái Trung Quốc từ chối thu mua hoặc cửa khẩu biên giới ngừng hoạt động gần như năm nào cũng lặp lại. Thế nhưng, cứ mỗi lần "tắc", những nông sản phải "quay đầu" lại được người trong nước chung tay hỗ trợ, "giải cứu",  nên dường như doanh  nghiệp hoặc người trồng "không biết sợ".

Chính vì vậy, câu chuyện "dội biên" ùn ứ nông sản tại cửa khẩu, giải cứu thanh long, giải cứu dưa hấu, khoai lang, ớt, mít... năm nào cũng lặp lại và bản thân người nông dân cũng như doanh nghiệp vẫn quẩn quanh với cách làm cũ, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc từ vài năm nay đã khác rất nhiều và từ năm 2022, xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ thực hiện theo quy định mới tại Lệnh 248, Lệnh 249 của Hải quan Trung Quốc.

"Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính. Trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thanh long chủ lực của Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, mã số vùng trồng để truy xuất", ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Đã lâu rồi, người Việt chỉ quen nói đến thành tích, nói về đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao… mà ít khi nghĩ đến các rủi ro chực chờ. Con đường xuất trái cây chính ngạch vẫn còn những "hòn đá" lớn phải nhấc ra bên lề. "Hòn đá" ở cuối đường là nghịch lý về giả cả, thị trường. Còn "hòn đá" lớn ở ngay đầu đường là năng lực nắm bắt thông tin thị trường, là những tác nhân bất lợi, những diễn biến thực tế dễ xảy ra trong chuỗi cung ứng - Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy 

Không riêng với thanh long, theo các doanh nghiệp xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ trái cây tiềm năng không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước khác, thị trường này cũng đặt ra yêu cầu nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. 

“Vấn đề mấu chốt nhất hiện nay để trái cây của Việt Nam (trong đó có thanh long) xuất qua Trung Quốc thuận lợi, không để ách tắc là các doanh nghiệp và cơ quan chức năng cần khắc phục được vấn đề có virus SARS-CoV-2 trên quả thanh long và các thùng hàng khi đưa sang Trung Quốc, bởi hiện nay, Trung Quốc vẫn cương quyết với mục tiêu "Zero COVID"”, ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit chia sẻ.

Giải quyết thiếu container trầm trọng

Ông Nguyễn Phú Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đánh giá, nhiều nông dân thấy dễ thì làm, chưa tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn sản xuất sạch. Và khi làm cho thị trường dễ tính thì họ cũng không cần quan tâm đến dự báo thị trường.

Vừa qua, Nhật Bản đã chấp nhận cấp chỉ dẫn địa lý cho thanh long Bình Thuận. Thế nhưng, nông dân có đưa thanh long qua Nhật Bản được hay không, đi số lượng nhiều hay ít lại là một câu chuyện khác. Đó là trách nhiệm của nông dân.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Đừng coi thị trường nội địa chỉ là nơi “giải cứu”

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Xem xét kéo dài thời gian thông quan

Về khách quan, trách nhiệm kết nối thị trường của nhà nước cũng chỉ mang tính định hướng. Nhà nước không thể bao quát hết tất cả các khâu. Phần việc quan trọng nhất là ở người trực tiếp xuất khẩu. Đó chính là doanh nghiệp.

 tình trạng nông sản nói chung và trái thanh long nói riêng cứ đến mùa thu hoạch lại

Nông sản nói chung và trái thanh long nói riêng cứ đến mùa thu hoạch lại "tắc" đầu ra mỗi khi thương lái Trung Quốc từ chối thu mua hoặc cửa khẩu biên giới ngừng hoạt động gần như năm nào cũng lặp lại.

"Nghĩa là địa phương cần phải có những doanh nghiệp lớn, làm đầu tàu, đứng ra ký kết với khách hàng, rồi định hướng sản phẩm ở nội địa. Có như vậy mới kết nối được cung cầu", ông Hoàng nói.

Hiện nay, nông dân trồng thanh long theo nhiều tiêu chuẩn, từ VietGAP tới GlobalGAP. Doanh nghiệp phải có năng lực ở thị trường xuất khẩu, từ đó phân khúc ra thị trường nào thì cần hàng theo tiêu chuẩn nào.

Điểm đáng chú ý khác được ông Đặng Đình Long, CEO của Công ty Logistics Mega A đưa ra là, hiện nay trái thanh long của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ khó khăn ở các cửa khẩu đường bộ, còn nếu xuất theo đường biển vẫn rất thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề container đông lạnh rỗng đang làm đau đầu các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu bởi trái thanh long không thể bảo quản lâu trong điều kiện nhiệt độ bình thường.

“Bộ NN&PTNT cần kết nối với Bộ Giao thông Vận tải và các hiệp hội logictics để cùng ngồi lại với các hãng tàu của Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc… để tính toán lượng hàng cần gửi đi, thống nhất với chủ hãng tàu có thể cung cấp bao nhiêu tàu một tuần, mỗi tàu có được bao nhiêu container… để doanh nghiệp chủ động, bởi xuất khẩu thanh long trong thời gian tới sẽ rất bế tắc nếu không có container lạnh”, ông Long đề nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Nông sản và nỗi đau của nông dân (Bài 3)

    05:30, 07/01/2022

  • Nông sản và nỗi đau của nông dân (Bài 2)

    05:27, 05/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Đừng coi thị trường nội địa chỉ là nơi “giải cứu”

    04:00, 03/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Xem xét kéo dài thời gian thông quan

    13:47, 02/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất vận chuyển bằng đường sắt

    09:58, 28/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ùn tắc nông sản biên giới: Cần doanh nghiệp "đầu đàn" dẫn dắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO