Ùn tắc nông sản biên giới: Đẩy mạnh kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử

THY HẰNG 18/01/2022 03:15

Các sàn thương mại điện tử là giải pháp tối ưu về chi phí để các doanh nghiệp Việt bước những bước đầu tiên trong việc xúc tiến thương mại, đa dạng thị trường, tiếp cận với những thị trường cao hơn.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ

Trong khi nông sản ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phải quay đầu tiêu thụ nội địa hoặc đổ bỏ, đại diện Sàn thương mại điện tử Alibaba tại Việt Nam mới đây đã tiết lộ, trên sàn thương mại điện tử Alibaba các mặt hàng nông sản thuộc top 2 nhóm hàng được tìm kiếm nhiều nhất.

Đưa

Đưa sản phẩm nông sản lên sàn điện tử thương mại giúp đa dạng, mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm ảnh hưởng bởi câu chuyện đóng cửa khẩu của thị trường Trung Quốc mỗi năm.

Theo đó, ông Vũ Thế Tùng, đại diện Sàn thương mại điện tử Alibab cho biết, trên sàn thương mại điện tử Alibaba – nơi hiện có 26 triệu nhà nhập khẩu đến từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, thì các mặt hàng nông nghiệp, nông sản cũng như mặt hàng thực phẩm chế biến là 2 nhóm danh mục mặt hàng được người tiêu dùng, những công ty nhập khẩu thế giới tìm tới các nhà bán hàng, các đơn vị xuất khẩu Việt Nam nhiều nhất.

Từ đó, ông Vũ Thế Tùng, đại diện Sàn thương mại điện tử Alibaba nhận định, công cuộc chuyển đổi số nói chung và việc áp dụng thương mại điện tử vào trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông sản nói riêng và kinh doanh hàng hoá nói chung sẽ giúp đa dạng danh mục khách hàng.

“Mỗi năm chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi câu chuyện đóng biên giới, cửa khẩu của thị trường Trung Quốc”, ông Tùng nhấn mạnh.

Đến hết tháng 12/2021, đã có gần 51.000 sản phẩm nông sản được đưa lên 2 sàn, với tổng số giao dịch được thực hiện là gần 73.000 giao dịch.

Muốn vậy, yêu cầu đặt ra đầu tiên phải là nâng cao chất lượng quy trình sản xuất, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm nông sản xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm.

Cùng với đó, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Mà muốn đa dạng hoá thị trường, tức mở rộng danh mục người mua, các sàn thương mại điện tử là giải pháp tối ưu về cách tiếp cận và tiết giảm chi phí.

"Các sàn thương mại điện tử là giải pháp tối ưu hóa nhất về chi phí để các doanh nghiệp Việt Nam bước những bước đầu tiên trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm và tương tác với người mua. Từ danh mục đó có thể đổi mới, đầu tư sản xuất, tiếp cận với những thị trường cao hơn", ông Tùng nhấn mạnh.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất cơ chế hướng dẫn cơ sở đóng gói, chế biến

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Sáu đề xuất để "chuẩn hoá"

Không phải khi nông sản ùn tắc tại các cửa khẩu thì vấn đề đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử mới được nói tới, thực tế đã có một số địa phương áp dụng thành công, một số doanh nghiệp cũng đã nắm bắt xu hướng này như sàn Voso của Viettel Post, sàn Postmart của Vietnam Post, Sendo của FPT… tuy nhiên việc đẩy mạnh đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử hiện nay cũng gặp không ít khó khăn, chưa phát triển xứng tiềm năng.

Đến hết tháng 12/2021, đã có gần 51.000 sản phẩm nông sản được đưa lên 2 sàn, với tổng số giao dịch được thực hiện là gần 73.000 giao dịch.

Đến hết tháng 12/2021, đã có gần 51.000 sản phẩm nông sản được đưa lên 2 sàn, với tổng số giao dịch được thực hiện là gần 73.000 giao dịch.

Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Công ty Bưu điện Việt Nam cho hay trong năm 2021, đơn vị đã hỗ trợ 2,5 triệu hộ nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Qua đó, nông sản, đặc sản của bà con nông dân sản xuất ra có cơ hội tiếp cận được đa dạng và đông đảo khách hàng.

"Hiện nay chúng tôi đang tập trung đẩy mạnh triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn", ông Hào nói.

Để hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực chuyển đổi số, ông Hào cho biết hiện hệ thống bưu điện Việt Nam đang phối hợp rất chặt chẽ với chính quyền địa phương và các sở, ngành lập danh sách, lựa chọn những sản phẩm nông sản đặc trưng, chất lượng cao của từng hộ sản xuất lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

"Song song đó, nhân viên bưu điện sẽ tư vấn, hướng dẫn từng hộ gia đình không chỉ là cách đăng ký tài khoản, thiết lập gian hàng, đăng bán sản phẩm trên sàn, quy trình vận chuyển, thanh toán mà còn chia sẻ những kinh nghiệm để tăng tương tác, thu hút sự chú ý khách hàng", ông Hào nói thêm.

Từ câu chuyện ùn ứ nông sản tại Lạng Sơn do khó khăn trong xuất khẩu, ông Dương Tôn Bảo, đại diện Tổ công tác triển khai kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử , thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn” của Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Thị trường nông nghiệp Việt Nam cần hướng tới phát triển bền vững. Trước tiên, cần có dự báo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để có thể chủ động trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, cũng phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thị trường tiêu thụ nội địa, đặc biệt là thông qua các nền tảng số và thương mại điện tử để tiếp cận được đông đảo người dùng trong nước”.

Có thể bạn quan tâm

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ

    03:37, 17/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn dừng nhận xe hoa quả từ 17/1

    00:00, 17/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Phải làm gì để không còn ‘trắc trở” và “gian nan”?

    04:00, 15/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Thủ tướng chỉ đạo lập Nhóm công tác tháo gỡ

    16:26, 14/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Sáu đề xuất để "chuẩn hoá"

    11:37, 14/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất cơ chế hướng dẫn cơ sở đóng gói, chế biến

    11:02, 14/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ùn tắc nông sản biên giới: Đẩy mạnh kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO