Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất vận chuyển bằng đường sắt

THY HẰNG 28/12/2021 09:58

Hải quan Lạng Sơn đề xuất với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan khuyến cáo doanh nghiệp xuất nhập khẩu để chuyển phương thức giao nhận sang bằng đường sắt.

>>Khơi thông “nông sản đường biên”: Sức ép xuất khẩu “chính ngạch”

Trước tình trạng ùn ứ các xe chở nông sản tại Lạng Sơn đã kéo dài rất nhiều ngày, ông Nguyễn Hữu Vượng, Phó cục trưởng Hải quan Lạng Sơn đã đề xuất với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan khuyến cáo doanh nghiệp xuất nhập khẩu để chuyển phương thức giao nhận sang bằng đường sắt.

 việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt rất thuận lợi trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện “Zero Covid” hiện nay vì không liên quan đến người, bởi cả đoàn tàu chỉ có tổ vận hành.

Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt rất thuận lợi trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện “Zero Covid” hiện nay vì không liên quan đến người, bởi cả đoàn tàu chỉ có tổ vận hành.

Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn thông tin, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt rất thuận lợi trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện “Zero Covid” hiện nay vì không liên quan đến người, bởi cả đoàn tàu chỉ có tổ vận hành. "Vận chuyển nông sản theo đường sắt rất thuận lợi do không liên quan đến người, cả đoàn tàu chỉ có tổ vận hành của tàu, cho nên rất thuận lợi. Chính sách của Trung Quốc là zero Covid nên phương thức vận chuyển bằng đường sắt là thuận lợi nhất", Phó Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn đề xuất.

Hiện, năng lực thông quan hiện tối đa chỉ được khoảng 90 xe một ngày, trong khi vẫn còn khoảng 2.100 xe. Hơn nữa, dự kiến Trung Quốc tiếp tục siết chặt quản lý người và hàng hóa qua biên giới đến giữa tháng 3 năm sau. Như vậy, từ nay đến Tết Âm lịch khó có thể giải phóng được hết lượng hàng hóa này đang tồn đọng. 

Trao đổi về cách xử lý hàng hóa ùn ứ,  ông Vượng cho rằng, cần ưu tiên cho các phương tiện chở các loại hàng hóa dễ hư hỏng, nông sản ở khu vực cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu trước.

Trong trường hợp, các hàng hóa chưa đưa vào khu vực cửa khẩu, chưa vào khu vực làm hải quan nhưng doanh nghiệp cam kết với đối tác Trung Quốc về việc giao hàng ngay thì các lực lượng chức năng sẽ bố trí phương tiện chở hàng hóa đi vào cửa khẩu, đây chính là trường hợp vượt tuyến.

Để tránh các phương án tránh tiêu cực trong việc vượt tuyến, cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm về  việc cung cấp thông tin cho cơ quan, lực lượng kiểm soát tại khu vực cửa khẩu.

Theo ông Hồ Tiến Thiệu, chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, trong một tháng qua, tỉnh đã hội đàm 50 cuộc các cấp từ huyện, ngành để tìm hướng tháo gỡ cho nông sản, trong đó có rất nhiều các phương án đã được các chuyên gia, nhà quản lý đề xuất, kiến nghị nhằm tìm "lối thoát" cho hàng hóa. 

Cùng với đó, ông Thiệu cũng đã viết thư trao đổi với lãnh đạo tỉnh Quảng Tây để đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh trong thông quan hàng hóa. 

iện, năng lực thông quan hiện tối đa chỉ được khoảng 90 xe một ngày, trong khi vẫn còn khoảng 2.100 xe.

Hiện, năng lực thông quan hiện tối đa chỉ được khoảng 90 xe một ngày, trong khi vẫn còn khoảng 2.100 xe.

“Giải pháp căn cơ để chống ùn tắc ở cửa khẩu, khả năng thông quan ở các cửa khẩu ở Lạng Sơn là có mức độ, nhưng do thời điểm cuối năm, nhu cầu của phía Trung Quốc cũng tăng lên, đồng thời cũng là vụ thu hoạch nông sản của bà con nông dân chúng ta nên lượng hàng hóa đưa lên Lạng Sơn quá lớn so với khả năng thông quan tại các cửa khẩu. Các cửa khẩu sẽ phải làm việc theo quy trình và trong giờ hành chính nên nếu quá nhiều phương tiện lên sẽ không thông quan được và sẽ gây ra ùn tắc”, ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh.

>>>Khơi thông “nông sản đường biên”: Sức ép xuất khẩu “chính ngạch”

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất thiết lập "vùng đệm" với Trung Quốc

Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã đề xuất cần nhiều giải pháp căn cơ. Thứ nhất, giữa Việt Nam và Trung Quốc phải thống nhất về các biện pháp về phòng, chống dịch COVID-19 để giữ an toàn cho cả 2 bên, đây là mục tiêu trọng yếu ở giai đoạn hiện nay. Cách thức để kiểm soát dịch bệnh cho cả 2 bên, tránh tình trạng 2 bên chưa thống nhất về cách thức và chưa công nhận lẫn nhau về phương pháp, biện pháp phòng chống dịch bệnh nên cần bàn bạc, thống nhất.

Thứ hai, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cần phải ký các Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với các nông sản, hoa quả của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc để giảm thiểu thời gian kiểm dịch đối với hàng hóa, tạo điều kiện để thúc đẩy nhanh thời gian thông quan.

Thứ ba là, đề xuất với các bộ, ngành của phía Việt Nam có ý kiến, khuyến cáo, chỉ đạo đối với nông dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu nông sản, hàng hóa, sản xuất nông sản theo đúng quy trình, quy định, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu ngày càng cao của phía Trung Quốc và để tổ chức xuất khẩu hàng hóa chính ngạch, hạn chế tình trạng không có các hợp đồng thương mại, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới rất rủi ro trong việc mua bán, trao đổi giá cả bấp bênh… Về lâu dài phải sản xuất theo các quy trình, quy phạm đáp ứng được yêu cầu của cả 2 bên, thông qua con đường chính ngạch.

“Chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ các tỉnh biên giới, đặc biệt là Lạng Sơn – địa bàn trọng điểm trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có điều kiện để đầu tư hạ tầng cơ sở, bến bãi, dịch vụ logistics để đảm bảo hàng hóa khi bị ùn ứ chưa thông quan được ngay có điều kiện bảo quản, đảm bảo chất lượng, giữ được hàng hóa không bị hàng hóa bị hư hỏng gây thiệt hại cho doanh nghiệp”, ông Thiệu nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Khơi thông “nông sản đường biên”: Sức ép xuất khẩu “chính ngạch”

    05:00, 25/12/2021

  • Ùn ứ nông sản cửa khẩu và bài học “tự nâng tầm”

    02:02, 25/12/2021

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất thiết lập "vùng đệm" với Trung Quốc

    14:29, 23/12/2021

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Bộ Công Thương khuyến nghị chuyển cửa khẩu và hình thức vận tải

    11:00, 23/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất vận chuyển bằng đường sắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO