Nâng tầng sản phẩm để đáp ứng xuất khẩu chính ngạch là bài toán dài hơi nhưng nhất định phải triển khai để tránh rủi ro cho doanh nghiệp và nông dân.
>>Xuất khẩu chính ngạch: Từ thông lệ quốc tế
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục gia tăng, đặc biệt là từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Ấy vậy mà, tình hình ùn ứ xuất khẩu nông sản liên tục diễn ra và kéo dài suốt thời gian qua, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, còn chúng ta lại mở cửa để khôi phục, phát triển kinh tế.
Hẳn ai cũng nhớ chuyện đầu tháng 11/2021, đường lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) bị ùn tắc, bởi hơn 5.000 xe tải chở hàng hóa nông sản của Việt Nam chờ bán sang Trung Quốc. Theo tính toán của Hiệp hội Rau quả, doanh nghiệp có thể thiệt hại 3.000-4.000 tỷ đồng, nếu tình trạng hơn hàng nghìn container hiện tại cứ ùn ứ kéo dài.
Vì sao lại tái diễn cảnh ứ dồn như vậy? Có nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân cơ bản là Trung Quốc đã “dựng biển báo” bằng việc siết chặt các quy trình, nguyên tắc, thủ tục và chất lượng hàng nông sản nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu “Cải cách kết cấu trọng cung làm phương hướng chủ công trong tiêu dùng”.
Do vậy, Trung Quốc tăng nhập khẩu chính ngạch, siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với rau, quả nhập khẩu và yêu cầu các hàng hóa nông sản của Việt Nam phải có mã vùng trồng, có chứng chỉ VietGAP, mã số cơ sở đóng gói bảo đảm vệ sinh an toàn, sạch khuẩn, bệnh trên rau, vỏ củ, trái cây…
Tình trạng ùn ứ nông sản ở các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đã được Chính phủ chỉ đạo các Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNN), Bộ GTVT… cùng các đơn vị liên quan phối hợp vào cuộc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, điều chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường biển cho doanh nghiệp.
>>Ùn tắc nông sản biên giới: Chuyển hướng nào cũng phải là chính ngạch
Sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng hai nước vào ngày 13/1/2022 mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho biết hàng hóa chính thức được thống nhất thông quan qua các cửa khẩu.
Phải nói rằng, con đường để nông sản Việt Nam được chấp thuận xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc không phải một sớm một chiều, mà là cả một sự nỗ lực bền bỉ của hai bên trong thời gian tương đối dài.
Đáng chú ý, việc khơi thông xuất khẩu nông sản chính ngạch trong bối cảnh hiện nay cũng sẽ rất có lợi ích lớn trong việc giải bài toán chống dịch và phát triển kinh tế, nhất là bài học kinh nghiệm sản xuất, xuất khẩu.
Nói như vậy bởi với quan điểm, chủ trương vừa chống dịch vừa sản xuất, đặc biệt là Nghị quyết 128 được ban hành, cộng với “mở cửa” bầu trời của Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc vẫn theo đuổi quan điểm “Zero Covid” thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhiều quyết sách liên quan phòng chống dịch lẫn phát triển kinh tế của hai bên.
Có điều, việc khơi thông xuất khẩu chắc chắn giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế, mà trước mắt là lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp, người nông dân. Bên cạnh đó, chúng ta cũng rút ra thêm được bài học về năng lực phân tích, dự báo tình hình. Dự báo đúng thì mới có biện pháp đúng, không bị lúng túng, bất ngờ.
Tức là, đại dịch chắc chắn sẽ dẫn đến sự phân bổ lại dân cư, lao động và điều này sẽ tác động đến câu chuyện tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu lao động trong thời gian tới. Theo đó, để có quyết đáp chính xác về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hội tới đây thì phải đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội hiện nay cũng như tác động của đại dịch trong từng lĩnh vực.
Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, việc chưa khai thác hiệu quả thị trường gần 1,4 tỷ dân với khoảng nửa tỷ người thuộc tầng lớp trung lưu cũng là một hạn chế của chúng ta. Đây là nguồn thị trường lớn nhưng cũng kéo theo những yêu cầu cao hơn về mặt tiêu thụ sản phẩm cũng là điều dĩ nhiên.
Một con số thống kê cho thấy, số người thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đã và đang gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 2000, chỉ có 4% dân số thành thị Trung Quốc được coi là tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2022 này, con số đó sẽ là 76%, tương đương 550 triệu người. Khi đó, tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ gấp 1,7 lần toàn bộ dân số nước Mỹ..v..v.
Vì thế, phải thay đổi tư duy và nhận thức từ xuất khẩu nông sản tiểu ngạch, coi thị trường Trung Quốc là “giá rẻ, dễ tính” sang tư duy sản xuất ra nông sản thương phẩm có chất lượng cao, có trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn hợp đồng, được giao thương qua đường xuất khẩu chính ngạch, vào các siêu thị và trung tâm thương mại của Trung Quốc. Chỉ khi nào, hàng hóa nông sản của Việt Nam đứng vào chuỗi cung ứng đó, thì xuất khẩu chính ngạch mới thành công.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Nếu không nhận diện đúng thị trường Trung Quốc và thay đổi cách tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, ngành hàng thì nông sản nước ta vẫn lâm vào cảnh ế thừa, giảm giá. Và mãi chỉ là những chuyến xe “cút kít” chở hàng, sẽ bị những “chuyến tàu nhanh” bỏ rơi trên đường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
06:30, 14/01/2022
04:05, 14/01/2022
04:04, 23/12/2021
00:06, 16/01/2022
04:00, 15/01/2022
16:26, 14/01/2022
11:37, 14/01/2022
11:02, 14/01/2022
15:00, 13/01/2022
14:00, 13/01/2022
12:10, 13/01/2022
04:00, 13/01/2022
00:12, 13/01/2022
18:49, 12/01/2022
14:26, 12/01/2022
11:37, 12/01/2022
03:00, 12/01/2022