Ứng phó với biến đổi khí hậu: Cần tháo gỡ nhiều nút thắt

PHƯƠNG THANH 25/11/2022 11:06

Thực hiện mục tiêu giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn nhiều nút thắt, đây không chỉ là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân và toàn xã hội.

>>Hydrogen xanh góp phần giảm phát thải carbon ở Việt Nam

Chia sẻ về mục tiêu, kế hoạch thực hiện giảm phát thải, ứng phó với biến đối khi hậu (BĐKH) tại Hội thảo Đối thoại quốc gia “Chuyển dịch năng lượng bền vững – Quản trị, tài chính, công nghệ” được tổ chức ngày 22 và 23 tháng 11 tại Hà Nội, ông Lê Quang Huy Chủ nhiệm - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết; Chuyển dịch năng lượng bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất đồng thời bảo đảm an ninh năng lượng và giảm thiểu tác động đến phát triển kinh tế - xã hội - môi trường là một xu hướng tất yếu ở quy mô toàn cầu mà Việt Nam đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy mạnh mẽ. Đây là quá trình đòi hỏi nỗ lực rất lớn của Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập cả ở góc độ chính sách, quản trị, tài chính, công nghệ; đồng thời đòi hỏi phải có được một kế hoạch, lộ trình chuyển đổi phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) phù hợp, khả thi.

Các đại biểu đã đưa ra nhiều khó khăn, cũng như các kiến nghị để thực hiện mục tiêu giảm phát thải tại Hội nghị

Các đại biểu đã đưa ra nhiều khó khăn, cũng như các kiến nghị để thực hiện mục tiêu giảm phát thải tại Hội nghị

Theo ông Huy, hiện trạng chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, nhất là trong quy hoạch phát triển một số phân ngành năng lượng như điện, than, dầu khí; ngoài những cơ hội thì vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó, cần làm rõ vấn đề về đầu tư phát triển, cung cầu và an ninh năng lượng, đáp ứng yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, định giá và phát triển thị trường carbon, tiêu chuẩn phát thải và chính sách giảm dần nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội của quá trình chuyển dịch năng lượng, chuyển dịch thị trường lao động, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển giao thông vận tải các bon thấp; vấn đề về hạ tầng năng lượng như phát triển lưới truyền tải điện, lưới điện thông minh, dự trữ, dự phòng năng lượng, hạ tầng khí hoá lỏng…

Trả lời về vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh mới, định hướng chiến lược phát triển ngành điện đạt mục tiêu Net-zero năm 2050, ông Hoàng Tiến Dũng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết; Ngành điện Việt Nam đã không ngừng phát triển trong nhiều thập kỷ qua.

Tuy nhiên, bức tranh phát triển ngành điện không chỉ có những gam màu sáng, vẫn còn đó rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động khó lường, tiềm ẩn rủi trong cung cấp năng lượng sơ cấp; hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường; các nguồn điện lớn tiếp tục chậm tiến độ, công tác phát triển lưới điện gặp nhiều khó khăn do giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp,...

Thực hiện mục tiêu giảm phát thải, Dự thảo QHĐ VIII đã ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia tại các khu công nghiệp, nhà máy

Thực hiện mục tiêu giảm phát thải, Dự thảo QHĐ VIII đã ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia tại các khu công nghiệp, nhà máy

Thêm vào đó, cơ cấu nguồn điện hiện tại đang phụ thuộc nhiều vào các nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (chỉ riêng nhiệt điện than đã chiếm khoảng 45% tổng sản lượng điện hệ thống). Đây là các nguồn điện phát thải nhiều khí CO2. Năm 2020, ngành điện phát thải khoảng 115 triệu tấn, trong đó nhiệt điện than chiếm khoảng 60%, gây tác động lớn tới môi trường.

>>Cần những biện pháp mạnh mẽ để cắt giảm phát thải khí nhà kính

Hiện nay, Bộ Công Thương đang khẩn trương triển khai xây dựng Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050.

Theo đó Quy hoạch điện VIII được xây dựng từ năm 2020, đã được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai, được thẩm định kỹ lưỡng, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Các quan điểm phát triển điện lực của Quy hoạch điện VIII có nhiều nét mới, cụ thể: Bám sát chủ trương, định hướng nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045, bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Trong đó, Quy hoạch điện VIII nâng cao tính tự chủ của ngành điện, khai thác tối đa nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản xuất điện, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài. Đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, v.v...) với giá thành hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện. Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia. Ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường.

Ông Dũng cũng cho biết, đến năm 2030: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 121.757-145.989 MW (không bao gồm điện mặt trời mái nhà, nguồn cấp phụ tải riêng và đồng phát), trong đó: thủy điện tăng dần từ mức khoảng 21.000 MW hiện nay (30% công suất, 29% sản lượng) lên tới 27.353-28.946 MW (19,8-22,5% công suất, 17,5-17,6% sản lượng); nhiệt điện than từ khoảng gần 25.000 MW hiện nay (31% công suất, 45% sản lượng) tăng lên tới 30.127-36.327 MW (20,6-29,8% công suất, 30,6-42,5% sản lượng), lượng công suất tăng thêm này là của các nhà máy đang trong quá trình xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư; năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) tăng từ mức khoảng 17.000 MW hiện nay (khoảng 25% công suất, 4,5 % sản lượng) lên 21.871-39.486 MW (18-27% công suất, 11,6-20,2% sản lượng) và nhập khẩu điện 4.076-5.000 MW (3,3-3,4% công suất, 3,2-4,1% sản lượng. Với những kế hoạch trên, Ông Dũng chia sẻ; Ngành điện sẽ sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới…góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về phát thải bằng “”0” vào năm 2050.

Bên cạnh đó để thực hiện được mục tiêu giảm phát thải, các chuyên gia cũng kiến nghị chính sách thuế cần phải nâng cao hiệu quả trong điều tiết hành vi chủ thể tham gia thị trường. Chính sách phí bảo vệ môi trường đối với khí nhà thải mặc dù đã được quy định từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa được áp dụng điều chỉnh cách thức phân bổ và sử dụng nguồn thu từ các khoản thuế phí liên quan đến thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh.

Mặt khác về chính sách thuế, “cần rà soát hợp lý hóa hệ thống pháp luật về thuế phí nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải nhà kính và phát triển bền vững theo một chiến lược tổng thể và toàn diện mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao phủ được nguồn gây tổn hại cho môi trường bao gồm các loại sản phẩm hàng hóa nào quy định quy trình sản xuất được tạo ra nhiều phát tài thuế trước phù hợp để tạo ra các động cơ thích hợp để thúc đẩy chuyển đổi dù phát tài thuế carbon, nghiên cứu và mang xây dựng và áp dụng thuế các bon trong thời hạn…” – Các kiến nghị được đưa ra tại Hội nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp làm gì để cùng Chính phủ giảm phát thải ròng bằng “0”?

    Doanh nghiệp làm gì để cùng Chính phủ giảm phát thải ròng bằng “0”?

    04:49, 08/07/2022

  • Nhà máy Phong Điện Phương Mai 3 giảm phát thải 30.000 tấn CO2

    Nhà máy Phong Điện Phương Mai 3 giảm phát thải 30.000 tấn CO2

    16:35, 25/08/2022

  • Bốn mục tiêu của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng

    Bốn mục tiêu của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng

    00:48, 19/08/2022

  • Điện mặt trời mái nhà: Cần khơi thông để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch

    Điện mặt trời mái nhà: Cần khơi thông để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch

    11:00, 05/07/2022

  • Vốn đâu để tăng tốc chuyển dịch năng lượng?

    Vốn đâu để tăng tốc chuyển dịch năng lượng?

    05:00, 08/06/2022

  • Cùng nhau chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam

    Cùng nhau chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam

    16:00, 24/01/2022

  • Định hướng phát triển Năng lượng Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch năng lượng

    Định hướng phát triển Năng lượng Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch năng lượng

    17:00, 03/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Cần tháo gỡ nhiều nút thắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO