Ứng phó với đợt dịch COVID-19 mới thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại, gây ra COVID-19 đang trở làn “làn sóng” mới lây lan trong cộng động.

>> "Làn sóng" dịch COVID-19 mới

Nhân viên y tế tiến hành test nhanh cho giáo viên, học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Tiên Yên

Nhân viên y tế tiến hành test nhanh cho giáo viên, học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Tiên Yên. Ảnh: chinhphu.vn

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.530.356 ca mắc, trong đó có 10.615.343 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Hiện có 10 bệnh nhân nặng, trong đó có 8 ca thở ô xy qua mặt nạ; hai ca thở ô xy dòng cao HFNC. Trung bình 7 ngày qua không có ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 trường hợp. 

Đáng nói, trong 10 ngày qua, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, nhiều địa phương trên cả nước như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai… đã ghi nhận những ổ dịch mới.

Theo dự báo của các nhà khoa học và Tổ chức Y tế thế giới, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả phòng, chống dịch.

Do đó một trong những nhiệm vụ hiện nay là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai). Những đối tượng này khi đến nơi đông người, môi trường ít thông thoáng nên đeo khẩu trang; đồng thời phải tiêm chủng vaccine đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Tổ chức Y tế thế giới đánh giá những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc đã từng nhiễm bệnh hầu hết đều có miễn dịch - do vaccine hoặc do mắc phải. Chính yếu tố này làm các trường hợp khi mắc bệnh có biểu hiện nhẹ hơn, ít hoặc không có triệu chứng.

Theo khuyến nghị mới, cần tập trung ưu tiên tiêm chủng bảo vệ nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai) bởi nếu miễn dịch của các đối tượng trên giảm, dễ dẫn đến tình trạng tăng nặng, nhập viện, tử vong. Hiện, Việt Nam chưa thay đổi khuyến cáo về tiêm vaccine COVID-19.

Ông Lân cho rằng, vaccine hiện nay dù còn hạn chế trong hiệu quả phòng lây nhiễm biến chủng Omicron, nhưng vẫn phòng được ca nặng và nhập viện, tử vong một cách hiệu quả. 

Tiêm vaccine vẫn là giải pháp hữu hiệu phòng chống COVID-19. Ảnh: Hải Ngân

Tiêm vaccine vẫn là giải pháp hữu hiệu phòng chống COVID-19. Ảnh: Hải Ngân

>> Virus SARS-CoV-2 lây lan, liệu có làn sóng dịch COVID-19 mới?

>> Ca mắc COVID-19 "nóng" trở lại, người dân cần làm gì?

>> Kỳ vọng chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu do COVID-19

PGS-TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết thời gian qua, nhờ tiêm vắc-xin và thực hiện các biện pháp phòng bệnh, COVID-19 đã giảm. Song thực tế COVID-19 chưa mất đi, vẫn tồn tại và lây lan trong cộng đồng.

Theo PGS Trần Đắc Phu, số ca COVID-19 tăng có thể do miễn dịch của người sau tiêm vắc-xin hoặc từng nhiễm đã giảm nên có nguy cơ tái nhiễm. Bên cạnh đó, việc người dân tăng cường giao lưu, đi lại cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan.

"Nước ta đã mở cửa du lịch, phát triển giao thương kinh tế, đo dó tình hình dịch bệnh của Việt Nam cũng không thể tách biệt với tình hình dịch của thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, dịch bệnh ở nước xa xôi nhất cũng có thể xâm nhập vào nước ta. Sau thời gian dài "mở cửa", nhiều người có tâm lí lơ là, không đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng dịch nên lây nhiễm bệnh" - PGS Trần Đắc Phu nói.

PGS Trần Đắc Phu cho biết số ca nhiễm thực tế có thể cao hơn số ca được Bộ Y tế công bố hàng ngày. Lý do là có nhiều người mắc bệnh, có triệu chứng nhưng không đi xét nghiệm, tự xét nghiệm và tự điều trị tại nhà.

Mặc dù số ca mắc tăng cao trong những ngày gần đây song điều đáng mừng là hơn 3 tháng qua cả nước không ghi nhận bệnh nhân tử vong do COVID-19. Các chuyên gia cho rằng số mắc có thể còn tăng nhưng sẽ không gây quá tải cho hệ thống y tế bởi hầu hết ca mắc có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, những người dễ bị tổn thương như: Người già, người có bệnh nền... không nên chủ quan bởi bệnh có thể diễn biến nặng hơn.

Hiện, Bộ Y tế khuyến cáo tiếp tục thực hiện 2K+vaccine, đặc biệt tại cơ sở khám chữa bệnh, phương tiện công cộng cần deo khẩu trang. Đối với đối tượng nguy cơ cao cần chủ động đeo khẩu trang bảo vệ bản thân, tránh lây nhiễm. Bên cạnh đó, mặc dù hiện nay cả nước đều ở cấp độ 1- màu xanh, tuy nhiên cần theo dõi sát khi tình hình dịch thay đổi để có thể ứng phó kịp thời.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ứng phó với đợt dịch COVID-19 mới thế nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714352451 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714352451 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10