Zara và Uniqlo vẫn lựa chọn Việt Nam bởi như Tadashi Yanai, Chủ tịch của Fast Retailing, nhìn nhận "Việt Nam có tiềm năng lớn và sẽ là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất trên thế giới".
Chuyên gia về phát triển thương hiệu hàng tiêu dùng Trịnh Đình Long cho rằng, trong bối cảnh các hãng thời trang như Louis Vuitton, Zara, H&M, Mango, Topshop... đang liên tục nhảy vào Việt Nam thì việc Uniqlo tuyên bố mở chuỗi là để nhanh chóng nắm lấy miếng bánh thị phần. Đặc biệt khi Uniqlo có lợi thế cạnh tranh rất lớn bởi đã chuyển dịch chuỗi sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam.
Sự góp mặt của thương hiệu này không những tạo nên cuộc cạnh tranh trên thị trường thời trang ngày càng khốc liệt hơn, mà còn tác động tới mặt bằng thiết kế và sự phát triển của ngành phụ trợ. Với quy mô 4,5 tỷ USD và mỗi năm người Việt chi ra khoảng 100.000 tỷ đồng cho quần áo, thì việc các hãng thời trang ngoại muốn nhảy vào thị trường Việt Nam cũng không có gì làm lạ lẫm.
Theo quan sát của bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn của Savills Việt Nam, phải tự tin lắm các thương hiệu nổi tiếng thế giới mới quyết định chuyển đến Việt Nam và yếu tố thực sự thu hút các thương hiệu nước ngoài là chuyện những người Việt ra nước ngoài mua hàng hiệu. “Họ nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam mua sản phẩm ở những nơi như Singapore và Hồng Kông, rồi mang chúng về quê nhà”, bà Trang nói.
Có thể bạn quan tâm
22:54, 02/03/2020
01:02, 08/01/2020
11:00, 24/11/2019
01:00, 21/10/2019
Sự tự tin thể hiện rõ khi Uniqlo mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam trong tháng 12/2019. Cửa hàng rộng 3.000m2 của Uniqlo chiếm 3 tầng trong một khu trung tâm thương mại tọa lạc ở đường Đồng Khởi.
Niềm tin cũng thể hiện khi thông cáo báo chí từ Fast Retailing - công ty mẹ của Uniqlo – có đoạn: “Uniqlo Đồng Khởi là một trong những cửa hàng Uniqlo lớn nhất của chúng tôi ở Đông Nam Á. Chúng tôi hy vọng nó sẽ trở thành một tâm điểm mới của thị trường bán lẻ sôi động tại TP HCM”.