Ưu tiên nguồn lực khuyến khích sản xuất thông minh, công nghiệp công nghệ số

Diendandoanhnghiep.vn Cần ưu tiên nguồn lực và có cơ chế khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng "Make in Việt Nam".

>>>Thương mại điện tử bền vững đồng hành cùng nền kinh tế số

Đồng thời, các doanh nghiệp phải biến công nghệ số thành động lực quan trọng cho sáng tạo, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

 
Diễn đàn Kinh tế số

Diễn đàn Kinh tế số và Xã hội số lần thứ nhất năm 2023 tổ chức ngày 14/9.

Chậm ban hành khung thể chế thử nghiệm mới

Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia về Kinh tế số và Xã hội số lần thứ nhất năm 2023, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số đã và đang trở thành động lực chính dẫn dắt xu thế phát triển kinh tế thế giới và mỗi quốc gia.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030.

Tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030” cũng đã coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững.

Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hành động triển khai tại trung ương và địa phương được thực hiện khá đồng bộ. Quốc hội, Chính phủ đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt chủ trương đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi cho tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP ngày càng tăng.

Luật Giao dịch điện tử sửa đổi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế cho chuyển đổi số. Chính phủ cũng đã xây dựng và ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số, Chiến lược phát triển chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số. Ban cán sự đảng Chính phủ và các Ban cán sự đảng bộ, ngành, các tỉnh ủy, thành ủy, các cấp, các ngành đã kịp thời ban hành chương trình hoặc kế hoạch hành động triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Điển hình như:

Tỉ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP ngày càng tăng. Theo ước tính và báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%. Báo cáo thường niên kinh tế số e-Connomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 là 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022 có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021.

“Điều này cho thấy chúng ta đang có cơ hội và khai thác tốt cơ hội đó, điều này càng có ý nghĩa khi chúng ta đang có chủ trương tiếp tục thực hiện nhất quán chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Kết quả tích cực ban đầu tại thị trường nước ngoài cho thấy hiệu quả về hội nhập quốc tế trong nền kinh tế số và nền tảng số, đây là định hướng đáng quý, đóng góp thiết thực vào quan điểm đường lối của đảng không chỉ hội nhập quốc tế có hiệu quả mà xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường, tự chủ”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

các doanh nghiệp phải biến công nghệ số thành động lực quan trọng cho sáng tạo, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp phải biến công nghệ số thành động lực quan trọng cho sáng tạo, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời cho biết hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển. Trong đó, 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng hàng tháng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số lượng người dùng hàng tháng trên các ứng dụng di động Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, điểm sáng mới trong phát triển xã hội số ở các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2023 là một số tỉnh đã có số lượng tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đã vượt mức dân số bình quân của tỉnh, có thể kể đến như Thái Nguyên, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Long An, Kiên Giang.

Mặc dù ghi nhận những kết quả rất tích cực nhưng Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng thẳng thắn, thực tiễn phát triển kinh tế số, xã hội số thời gian qua vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Cụ thể, số lượng nền tảng số quốc gia được triển khai rộng rãi chưa nhiều. Nhân lực cho chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều. Những vấn đề về mặt pháp lý, an toàn, an ninh mạng và việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; nhận thức, thói quen của người dân còn chưa “thực sự sẵn sàng” cho nền kinh tế số.

“Việc ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn chậm...”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

>>>Khi kinh tế số vẫn còn là “ẩn số”

>>>VBF 2023: AmCham đề xuất Việt Nam ưu tiên điện tái tạo, kinh tế số

Sáu trọng tâm phát triển

Tại Diễn đàn, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịnh UBND tỉnh Nam Định chia sẻ, thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, tỉnh Nam Định, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ Nhất.

ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịnh UBND tỉnh Nam Định

Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịnh UBND tỉnh Nam Định.

Đây là sự kiện được tổ chức lần đầu tiên và được định hướng là diễn đàn trao đổi thường niên để tập trung phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam theo Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị. Diễn đàn hôm nay được kỳ vọng là nơi quy tụ của lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực, cùng đóng góp và chia sẻ đường hướng, chính sách, kinh nghiệm thực tiễn và các khuyến nghị để thúc đẩy tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo; sớm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

Theo đó, mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, trong Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số là đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP. Đây là mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá để thực hiện. Vì vậy, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh cần có cách tiếp cận và những giải pháp đột phá để đảm bảo hiệu quả của chương trình này và đảm bảo hiệu quả của các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo tinh thần Nghị quyết XIII.

Từ thực tiễn, ông Trần Tuấn Anh lưu ý những trọng tâm mà ngành Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành,  cơ quan quản lý nói chung và các địa phương trong cả nước cần lưu ý quan tâm triển khai trong thời gian tới.

Cụ thể, một là, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại với quan điểm xuyên suốt là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. Có như vậy, chuyển đổi số mới toàn dân, toàn diện, để công nghệ số, các nền tảng số hiện diện trong từng hộ gia đình, hiện diện trong mọi hoạt động của từng người dân.

Hai là, về nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết để xây dựng và phát triển nền kinh tế số. Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định ưu tiên cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo đi trước một bước; có lộ trình tăng tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước tính trên GDP cho nghiên cứu và phát triển và ứng dụng công nghệ, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN, tiệm cận tỷ lệ bình quân chung của các nước thuộc khối OECD. Từ đó đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo phù hợp với thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, Đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.

Ba là, ngành công nghiệp công nghệ số đã trở thành 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng được nêu trong Nghị quyết 29; các doanh nghiệp công nghệ dù là phát triển công nghệ, sản xuất công nghệ hay cung cấp công nghệ như một dịch vụ đều là nhân tố quan trọng để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội, góp phần triển khai và thực hiện chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam (Make in Vietnam). Vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần tập trung ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng "Make in Việt Nam"; đồng thời, các doanh nghiệp phải biến công nghệ số thành động lực quan trọng cho sáng tạo, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, giúp Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

ngành công nghiệp công nghệ số đã trở thành 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng được nêu trong Nghị quyết 29.

Ngành công nghiệp công nghệ số đã trở thành 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng được nêu trong Nghị quyết 29.

Bốn là, cơ sở dữ liệu quốc gia là nguồn tài nguyên mới, là nền tảng quan trọng cho chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đang là công nghệ nền tảng quan trọng dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, doanh nghiệp, tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh quốc gia. Thời gian tới, các bộ ngành, địa phương cần tìm ra không gian phát triển mới ở các lĩnh vực này; cần tập trung triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân; thúc đẩy sự liên kết, liên thông dữ liệu, chia sẻ cao giữa các Bộ, ngành, địa phương, giữa các cấp chính quyền, giữa công và tư.

Như chúng ta vừa được chứng kiến trong Triển lãm công nghệ số được tổ chức bên lề Diễn đàn, chúng ta rất vui mừng nhận thấy các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu đàn ở các lĩnh vực này như VNPT, Mobifone, Viettel, FPT… đều rất chủ động tham gia vào các chương trình liên quan đến cơ sở dữ liệu, quản lý và tích hợp chia sẻ dữ liệu trong các định hướng chung trong các chiến lược phát triển của Chính phủ.

Năm là, đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Nhanh chóng triển khai mô hình giáo dục đại học số; đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia.

Sáu là, xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số phải là một nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi được biết Bộ Thông tin và Truyền thông đã rất chủ động trong tổ chức triển khai thực hiện, đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương. Vì vậy thời gian tới rất mong các bộ, ngành sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông  cùng các địa phương triển khai có hiệu quả chương trình này, đặc biệt triển khai hiệu quả việc phổ cập 8 yếu tố cơ bản của xã hội số, từ đó có định hướng cụ thể các bước, giải pháp, lộ trình thực hiện nhiệm vụ này, phấn đấu: Mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng; Mỗi người dân một điện thoại thông minh, một danh tính điện tử, một chữ ký số cá nhân, một tài khoản thanh toán số, một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, một phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản và có kỹ năng số ở mức cơ bản. Thực tiễn tại Nam Định đã cho thấy vai trò của các cấp ủy đảng ở địa phương vô cùng quan trọng, đặc biệt người đứng đầu, nếu chúng ta thực sự quan tâm, dồn lực, có lộ trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể thì chắc chắn các công tác phát triển chính phủ số, kinh tế số, doanh nghiệp số, nền tảng số khác, sẽ có thay đổi và đột phá ở địa phương. Đây chính là những nền tảng quan trọng đóng góp vào chiến lược quốc gia trong chuyển đổi số, tức là các đồng chí đang đóng góp trực tiếp vào từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ưu tiên nguồn lực khuyến khích sản xuất thông minh, công nghiệp công nghệ số tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714238627 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714238627 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10