Vaccine AstraZeneca giúp giảm 92% nguy cơ nhập viện do biến chủng Delta

MINH CHÂU 17/06/2021 16:28

Công bố từ Cơ quan y tế công cộng Anh cho biết, Vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao đối với biến thể vi rút Delta (B.1.617.2, còn được biết đến là biến thể Ấn Độ).

Nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) trong hai tháng trên 14.019 ca nhiễm biến chủng Delta cho thấy vaccine AstraZeneca hiệu quả 92% ngăn nguy cơ nhập viện.

Nghiên cứu của PHE được thực hiện trong giai đoạn từ 12/4 đến 4/6, khi xem xét các trường hợp cấp cứu tại Anh. Trong 14.019 trường hợp nhiễm biến chủng Delta (chủng B.1.617.2, được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ) được phân tích, có 166 người phải nhập viện.

Những người đã tiêm một liều vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả 71% không phải nhập viện, tiêm đủ hai mũi hiệu quả lên tới 92%.

"Điều này cho thấy, vaccine của AstraZeneca đạt hiệu quả cao giúp giảm số ca nhập viện do biến thể Delta và không có trường hợp tử vong trong số những người được tiêm chủng", ông Mene Pangalos, phó chủ tịch điều hành BioPharmaceuticals R&D thuộc AstraZeneca, cho biết.

Ngoài ra, dữ liệu của PHE cũng cho thấy, vaccine AstraZeneca cũng giúp giảm 86% số ca nhập viện và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo đối với biến thể Alpha (B.1.1.7, phát hiện đầu tiên tại Anh), nếu tiêm đủ hai mũi.

AstraZeneca là vaccine Covid-19 đầu tiên được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng chống Covid-19 tại Việt Nam. Tính đến ngày 15/6, Việt Nam đã tiêm vaccine cho trên 1,55 triệu người với gần 60.000 người đã tiêm đủ hai mũi.

AstraZeneca là vaccine COVID-19 đầu tiên được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng chống Covid-19 tại Việt Nam. Tính đến ngày 15/6, Việt Nam đã tiêm vaccine cho trên 1,55 triệu người với gần 60.000 người đã tiêm đủ hai mũi.

Bên cạnh đó, vaccine AstraZeneca giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng là 74% đối với biến chủng Alpha và 64% đối với biến chủng Delta.

Dù vậy, theo ông Mene Pangalos, các bằng chứng thực tế về khả năng chống lại biến chủng Delta của vaccine được thu thập trong thời gian ngắn, việc theo dõi khá hạn chế sau liều thứ hai. Điều này có thể ảnh hưởng đến ước tính hiệu quả của vaccine.

Theo công bố của PHE, vaccine Pfizer cũng có hiệu quả bảo vệ cao trước biến thể Delta. Những người đã tiêm một mũi vaccine Pfizer đạt tỷ lệ 94% không phải nhập viện và sau khi tiêm đủ hai liều, tỷ lệ này là 96%.

Biến chủng Delta đã lây lan tại hơn 74 quốc gia trên thế giới, sau khi xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ và gây ra làn sóng đầy chết chóc ở quốc gia Nam Á này. Delta được đánh giá có tốc độ lây lan rất nhanh, với chu kỳ lây nhiễm ngắn và có nguy cơ khiến bệnh diễn tiến nặng hơn. Tại Việt Nam, trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, từ cuối tháng 4/2021, các ổ dịch lớn Bắc Giang, Bắc Ninh, TP HCM đều xuất hiện biến chủng Delta, với hơn nghìn ca nhiễm đã được ghi nhận.

Vaccine AstraZeneca được điều chế bằng công nghệ vector, sử dụng virus cảm cúm đã được làm suy yếu từ tinh tinh, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Virus chứa vật chất di truyền của protein gai trên bề mặt nCoV. Sau khi tiêm vaccine, protein gai bề mặt được sản xuất, chúng kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công mầm bệnh nếu cơ thể bị nhiễm virus sau đó.

Vaccine này đã được cấp phép lưu hành có điều kiện hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại hơn 80 quốc gia. Hơn 500 triệu liều vaccine COVID.

Bộ Y tế phân bổ đợt 5 gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

Bộ Y tế phân bổ đợt 5 gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

Theo đó, ngày 17/6, Bộ Y tế đã có quyết định số 2971/QĐ-BYT phân bổ đợt 5 vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Trong đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh được phân bổ nhiều nhất với 786.000 liều.

Ngoài ra, có 37 đơn vị khác được phân bổ vaccine đợt này gồm Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) một số tỉnh, thành phố; các viện, bệnh viện, trường cao đẳng; các tổng công ty; công ty; trung tâm pháp y các vùng miền... và lực lượng công an tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng.

Trong số các bệnh viện được phân bổ, Bệnh viện Bạch Mai có số lượng nhiều nhất với 33.000 liều; Bệnh viện Nhi Trung ương 25.000 liều; Bệnh viện E là 18.000 liều; Bệnh viện Hữu nghị 5.000 liều; Bệnh viện Việt Đức 3.000 liều...

Ở lần phân bổ này, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh được phân bổ 7.000 liều; dự án tiêm chủng quốc gia là 3.000 liều; Cục Quân Y Bộ Quốc phòng được phân bổ 35.000 liều; lực lượng công an tại Thành phố Hồ Chí Minh (bảo quản tại kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh) là 20.000 liều...

Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện tiếp nhận, bảo quản, gửi mẫu kiểm định chất lượng và vận chuyển ngay vaccine tới Dự án tiêm chủng mở rộng khu vực để phân bổ ngay cho các địa phương, đơn vị theo danh sách đã ban hành.

Riêng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp phát vaccine cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật nơi có đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn để tiếp nhận.

Trường hợp các đơn vị không sử dụng hết hoặc cần bổ sung thêm vaccine cần phối hợp với Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để chủ động điều phối cùng với số vaccine được phân bổ cho 2 Viện để tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên khác theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ.

Các Sở Y tế có các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và tổ chức triển khai tiêm chủng ngay số vaccine được phân bổ cho các đơn vị.

Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tự tổ chức tiêm chủng được cần chủ động liên hệ, phối hợp với Sở Y tế trên địa bàn để tiếp nhận vaccine từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và tổ chức tiêm chủng cho đơn vị mình.

Trường hợp các đơn vị không sử dụng hết vaccine thì Sở Y tế điều phối số vaccine để tiêm cho các đối tượng ưu tiên khác trên địa bàn theo Nghị quyết số 21.

Bộ Quốc phòng chủ động liên hệ với Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Nam, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp nhận và tiêm vaccine cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trường hợp các đơn vị không sử dụng hết hoặc cần bổ sung thêm vaccine thì phối hợp với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh để điều phối tiêm cho đối tượng ưu tiên khác.

Các đơn vị, địa phương tổ chức tiêm ngay vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn, hoàn thành chiến dịch trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp công nghệ Việt tự tin cùng Chính phủ chống COVID-19

    11:30, 17/06/2021

  • Dịch COVID -19, hàng chục nghìn khách hàng ở Nghệ An được giãn nợ

    17:25, 16/06/2021

  • Gói hỗ trợ COVID chậm, chưa hiệu quả như mong muốn

    03:00, 16/06/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ tạo mọi điều kiện cho TPHCM nhập khẩu vaccine phòng COVID-19

    20:42, 15/06/2021

  • Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 lớn nhất lịch sử

    19:09, 15/06/2021

  • TP HCM có được chủ động mua vaccine COVID-19?

    12:35, 15/06/2021

  • Lộ trình nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của Hà Nội

    11:00, 15/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vaccine AstraZeneca giúp giảm 92% nguy cơ nhập viện do biến chủng Delta
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO