Vaccine COVID-19: “Cấp bách” bây giờ - “sẵn sàng” cho tương lai!

SONG LAM 18/05/2021 15:04

“Cấp bách” là cụm từ đã xuất hiện trong kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/5 về việc mua vaccine phòng COVID-19.

gggg

Việt Nam đang nỗ lực "phủ sóng" vaccine COVID-19. Ảnh: Minh Châu - Minh Quân

Từ vaccine AstraZeneca được phê duyệt vào ngày 1/2/2021, một tháng sau, Việt Nam đã tiếp tục phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V. Trong đó, vaccine AsatraZeneca đã chính thức nhập khẩu về Việt Nam hoặc thông qua COVAX, vaccine Sputnik V được Bộ Y tế Nga tặng. Và gần 1 triệu người Việt, trong đó có 22.500 người chiếm 0,04% dân số đã được tiêm 2 liều và  970.000 người đã được tiêm 1 liều.

Trong cuộc cạnh tranh vaccine mà các nước kinh tế đang phát triển, nước nghèo đang yếu thế so với các quốc gia đi đầu về kinh tế và nắm giữ công nghệ chế biến sản xuất vaccine COVID-19, Việt Nam đã không bị động.

Dù vậy, đứng trong top 10 các quốc gia Đông Nam Á đã triển khai tiêm vaccine cho người dân, số lượng người dân tiếp cận lá chắn, sở hữu kháng thể chống virus corona của Việt Nam vẫn còn thấp. Sự cấp bách đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư đã bùng phát tại Việt Nam. Và chúng ta một lần nữa đang khẳng định bản lĩnh kiểm soát, cô lập các điểm bùng phát dịch để ứng phó, không để dịch lây lan ra toàn cộng động cũng như tấn công làm tê liệt các khu vực của nền kinh tế. Nhưng Việt Nam vẫn cần nhiều hơn thế.

Cuộc “đối thoại” của Chính phủ với Công ty Pfizer và quyết tâm mua vaccine Covid-19 của Pfizer – BioNTech, khiến người dân đặt niềm tin hơn nữa vào nỗ lực “phủ sóng”,  đa dạng hóa vaccine, ngày càng phù hợp để ứng phó với trên 6.000 biến thể vẫn đang biến hóa của corona.

Đã và đang có những kiến nghị: Chính phủ cân nhắc mở rộng mũi xung lực trên mặt trận này thông qua mở rộng phát động, phê duyệt, kiểm định, cấp phép cho những Tập đoàn, doanh nghiệp lớn có năng lực về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm đàm phán, thương lượng và có khả năng cam kết cùng Chính phủ để mang vaccine chất lượng về Việt Nam.

ff

Vaccine là "vũ khí then chốt" đẩy lùi dịch bệnh COVID. Ảnh: Minh Châu - Minh Quân

Cuộc chiến dịch bệnh mà vaccine là vũ khí then chốt hẳn nhiên là cuộc chiến của sức mạnh tập thể, năng lực điều hành và khoa học, khi chúng ta đối kháng cùng kẻ thù hữu hình nhưng không thể thấy mặt trực diện. Do đó, với năng lực điều hành vững vàng của Chính phủ, hoàn toàn có thể thiết lập một “đội đặc nhiệm vaccine” theo dạng chuỗi cung ứng, doanh nghiệp nào có lợi thế ở khâu nào, sẽ đảm nhiệm vị trí ở khâu đó.

Qua đó rút ngắn thời gian tiếp cận vaccine, khắc phục các vấn đề như: Giảm bớt áp lực cho ngân sách; tăng khả năng đàm phán, mua lại các vaccine đã được WHO và Việt Nam phê duyệt; thiết lập được chuỗi kho lạnh bảo quản…”, một doanh nhân kỳ vọng.

Bên cạnh đó, một chiến lược đa đạng hóa vaccine đi từ xã hội hóa tiếp cận vaccine có kiểm định, đảm bảo sẽ tăng thêm cơ hội để Việt Nam phủ sóng vaccine COVID-19 đến mọi người dân, đảm bảo không “loạn vaccine” hay làm giảm cơ hội tiếp cận lá chắn chống dịch của người yếu thế trong xã hội...

Đến thời điểm hiện tại chúng ta đã tiêm hết số vaccine Covax tài trợ (hơn 900 nghìn liều), vừa mới nhận thêm 1,7 triệu liều Covax mới.

Ngày 16/5 Chính phủ đã tháo gỡ nút thắt mua vaccine, nút thắt cơ chế mua, căn cứ pháp luật để mua: “Dịch covid là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vaccine cũng phải theo cơ chế đặc biệt, cấp bách và nó phải được thực hiện ngay”.

Với căn cứ này, trong ngày 17/5 Bộ KHĐT, Bộ Tư pháp đã cùng Bộ Y tế hoàn tất các thủ tục để Thủ tướng chính phủ phê duyệt mua 31 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech.

Tin vui là Pfizer cam kết giao đủ 31 triệu liều trong năm 2021. Như vậy cùng với cam kết 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX (đã nhận 2,659 triệu liều) và 30 triệu liều mua từ AstraZeneca, Việt Nam chúng ta sẽ có ít nhất 110 triệu liều, đủ tiêm 2 mũi cho 59,14% dân số.

Hôm nay (18/5), chúng ta chính thức có hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer của Mỹ. Với con số này, có lẽ từ nay chúng ta chuyển sang thế chủ động, không ở thế bị động về vaccnie nữa.

Hy vọng chúng ta sẽ đẩy nhanh tốc độ mua và tiêm vaccine, sớm đạt miễn dịch cộng đồng, sớm đưa cuộc sống, đưa các hoạt động trở lại bình thường. 

>>> Mời quý độc giả đón đọc nội dung bài viết trong số báo 40 ra ngày 19/5.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ đẩy mạnh nỗ lực phân phối vaccine Covid-19 ra toàn cầu

    14:05, 18/05/2021

  • Vì sao Việt Nam tiêm vaccine COVID-19 chậm?

    13:59, 18/05/2021

  • Quy trình tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất!

    11:03, 18/05/2021

  • Vaccine Astrazeneca vẫn có hiệu quả với những biến thể mới được công bố

    05:00, 18/05/2021

  • Vaccine nào có khả năng kháng lại biến thể B.1.617?

    05:00, 18/05/2021

  • Thủ tướng: Mua vaccine phòng COVID-19 là trường hợp cấp bách, phải thực hiện ngay

    00:00, 18/05/2021

  • Hà Nội: Gần 400 phóng viên các cơ quan báo chí được tiêm vaccine COVID-19

    20:00, 17/05/2021

  • GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: Việt Nam đủ khả năng tiếp nhận công nghệ để sản xuất vaccine

    11:00, 16/05/2021

  • Doanh nghiệp Việt sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 mới?

    11:00, 13/05/2021

  • Nữ nhân viên y tế sốc phản vệ, Đà Nẵng dừng tiêm vaccine

    18:03, 10/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vaccine COVID-19: “Cấp bách” bây giờ - “sẵn sàng” cho tương lai!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO