Vaccine Sinopharm về Việt Nam sử dụng như thế nào?

MINH CHÂU 20/06/2021 05:20

Đại diện Bộ Y tế cho hay, tới nay Sinopharm đã sản xuất hơn 450 triệu liều vaccine, trong đó 100 triệu liều được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho doanh nghiệp.

Ngày 19/6, Bộ Y tế thông tin chi tiết về việc phát triển vaccine phòng COVID-19 của Sinopharm (Trung Quốc).

Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc vào năm 2020, tháng 2/2020 Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm CNBG đã tiến hành nghiên cứu vaccine COVID-19 bằng công nghệ bất hoạt.

Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020 vaccine này đã được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn tiến hành thử nghiệm trên người.

Ngày 23/6/2020, vaccine bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina.

Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế UAE chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vaccine COVID-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.

Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế UAE chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vaccine COVID-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.

Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế UAE chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vaccine COVID-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.

Trung Quốc là một trong số ít các nước đã nghiên cứu thành công, đưa vào thử nghiệm và tiến hành tiêm chủng vaccine Covid-19 sớm nhất. Đến nay, Trung Quốc đã phê duyệt 07 loại vaccine ngừa COVID-19 sản xuất và tiêm chủng trong nước cũng như viện trợ, xuất khẩu cho các nước (trong đó có 02 loại vaccine của Sinopharm và Sinovac đã được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp).

Tính đến ngày 07/6/2021, Trung Quốc đã xuất khẩu và viện trợ 350 triệu liều vắc-xin cho các nước. Trong đó, xuất khẩu vaccine đến hơn 50 quốc gia; hoàn thành viện trợ cho 66 quốc gia và 01 tổ chức quốc tế; cam kết cung cấp cho COVAX lô hàng đầu tiên 10 triệu liệu vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Ngày 8/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, nước này đã cung cấp cho khu vực Đông Nam Á 100 triệu liều vaccine và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ để Đông Nam Á phòng chống dịch bệnh.

Theo trang thống kê bridgebeijing.com, đến nay, các vaccine Trung Quốc chủ yếu được chuyển cho các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sau đó là Mỹ La-tinh, châu Âu và châu Phi. Vaccine của Sinopharm đã được chính phủ Trung Quốc sử dụng viện trợ cho Brunei, Lào, Campuchia, Myanmar, Pakistan... và bán cho Pakistan, Mông Cổ, các nước Trung và Đông Âu. Vaccine của SinoVac đã được bán cho hơn 30 quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Campuchia).

Vaccine Sinopharm được bảo quản trong điều kiện từ 2-8 độ C, thời hạn sử dụng là 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho của vaccine này.

Sinopharm tên đầy đủ là Tập đoàn Y Dược Trung Quốc, là DN trung ương và là tập đoàn lớn nhất tại Trung Quốc trong ngành dược phẩm, y tế, sức khỏe, với chuỗi các ngành công nghiệp hoàn chỉnh và có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc.

Sinopharm tên đầy đủ là Tập đoàn Y Dược Trung Quốc, là doanh nghiệp trung ương và là tập đoàn lớn nhất tại Trung Quốc trong ngành dược phẩm, y tế, sức khỏe, với chuỗi các ngành công nghiệp hoàn chỉnh và có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc.

Thông tin từ Bộ Y tế, quá trình đàm phán hai bên thống nhất khi vaccine về tới Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm cho những người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người có nhu cầu đi học tập và công tác tại Trung Quốc và cư dân ở khu vực biên giới.

Trước đó 4/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký phê duyệt có điều kiện vaccine COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn dược Sinopharm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch.

Vero Cell được Việt Nam phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 29/5, và cam kết về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp.

Sau khi vaccine được phê duyệt, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với nhà sản xuất, bảo đảm các điều kiện sản xuất vaccine nhập khẩu vào Việt Nam và bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng. Viện này cũng phải phối hợp Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cùng đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine.

Ngoài ra, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cần phối hợp với Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế, xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vaccine này trước khi đưa ra sử dụng.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine này cho các cơ sơ tiêm chủng, đồng thời triển khai hệ thống cảnh giác toàn diện với vaccine Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Vaccine Vero Cell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi liều 0,5 ml chứa với 6.5U kháng nguyên SARS-CoV-2 bất hoạt.

Vaccine COVID-19 của Sinopharm được Trung Quốc cấp phép vào ngày 24/12/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp trong tháng 5. Ngày 27/5, Sinopharm công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm giai đoạn III trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ và nhiều quốc gia. Sau đó đưa ra kết luận vaccine Sinopharm có hiệu quả bảo vệ 78,1% sau hai mũi tiêm.

Bên cạnh Sinopharm, Trung Quốc còn loại vaccine khác do công ty Sinovac Biotech sản xuất. Được biết, hàng trăm triệu người ở Trung Quốc và các quốc gia khác đã tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac.

Có thể bạn quan tâm

  • “Kinh doanh không gián đoạn” - vaccine giúp doanh nghiệp miễn nhiễm với COVID-19

    08:00, 18/06/2021

  • Vaccine AstraZeneca giúp giảm 92% nguy cơ nhập viện do biến chủng Delta

    16:28, 17/06/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Mua vaccine AZD1222 được lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

    20:15, 16/06/2021

  • Bộ Xây dựng ủng hộ 1 tỷ đồng vào Quỹ Vaccine phòng dịch Covid-19

    14:25, 16/06/2021

  • "Hộ chiếu vaccine du lịch": Vài tham chiếu từ châu Âu

    14:00, 16/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vaccine Sinopharm về Việt Nam sử dụng như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO