Vấn đề độc quyền vàng vào nghị trường và ở thị trường

Diendandoanhnghiep.vn Nếu xem khoảng cách giữa giá trong nước và thế giới là một "thước đo" cho chênh lệch cung - cầu vàng, có thể thấy thị trường đang thiếu cung. Vàng SJC đang độc quyền và nảy sinh nhiều bất cập...

>>> Vàng SJC quay đầu giảm mạnh sau khi lập đỉnh

Đại biểu Quốc hội: Độc quyền vàng gây bất cập

Thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội ngày 24/10 (chương trình làm việc Kỳ họp 6 Quốc hội khóa XV), bà Nguyễn Thị Yến- Phó Bí thư thường trực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu- nhận định, tình trạng độc quyền vàng miếng, khiến giá trong nước chênh cao so với thế giới.

Theo Đại biểu Quốc hội,

Theo Đại biểu Quốc hội, vàng SJC đang độc quyền và nảy sinh nhiều bất cập. Ảnh minh họa: Quốc Tuấn

Theo Phó Bí thư thường trực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, "Nếu xem khoảng cách giữa giá trong nước và thế giới là một 'thước đo' cho chênh lệch cung - cầu vàng, có thể thấy thị trường đang thiếu cung. Vàng SJC đang độc quyền và nảy sinh nhiều bất cập".

SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia do Nhà nước độc quyền sản xuất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là đơn vị được giao tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng, theo quản lý thị trường vàng với các quy định tại Nghị định 24/2012/NQ-CP (Nghị định 24).

Sau hơn 10 năm thực thi, Nghị định 24 quản lý thị trường đã nhiều lần được chỉ ra là bộc lộ nhiều bất cập, theo quan điểm của các chuyên gia, tổ chức. 

Bà Nguyễn Thị Yến đề xuất Chính phủ cân nhắc việc sửa nghị định này và nên cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho một số doanh nghiệp đã được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng.

Cùng đó, nhà chức trách cần sớm ban hành khung pháp lý cho giao dịch vàng tài khoản, điều tiết kinh doanh sàn vàng, cũng như có cơ chế linh hoạt hơn để thị trường trong nước liên thông với quốc tế.

Ở một góc độ khác, ông Đỗ Mạnh Hiến- Phó Bí thư Thành ủy Hải Phòng - đánh giá, người dân ngày càng có xu hướng đầu tư vào vàng, USD, bởi tiền lãi cao hơn so với lãi gửi tiền vào ngân hàng.

>>> Xung đột Israel – Hamas đẩy giá vàng tuần tới vượt 2.000 USD/oz?

Theo đó, ông cho rằng Chính phủ cần nghiên cứu cơ chế huy động vàng, USD đang rất lớn trong dân.

Sửa Nghị định 24, bao giờ?

Trước đó, vấn đề về quản lý vàng cũng đã xuất hiện trên nghị trường Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 6/2022. Các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và đề nghị sửa Nghị định 24 sau hơn 10 năm thực thi khi chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế là quá cao.

Đã đến lúc sửa Nghị định 24, theo các chuyên gia và doanh nghiệp. Trong đó, theo VCCI, cần đưa

Góp ý cho dự thảo Báo cáo về việc rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh, VCCI cho rằng cần đưa loại "kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ" ra khỏi phạm vi của "kinh doanh vàng". Ảnh: Quốc Tuấn

Khi đó, Thống đốc NHNN cho biết, việc sửa đổi Nghị định 24 là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng để đảm bảo mục tiêu chống vàng hóa và hạn chế tác động tới thị trường tiền tệ, ngoại hối. Cơ quan này sẽ nghiên cứu, cùng các bộ, ngành, tham khảo ý kiến rộng rãi để xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá Nghị định 24 và đề xuất giải pháp phù hợp.

Trên thực tế, năm 2017, Ngân hàng đã có dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. NHNN khi đó cũng cho biết, trách nhiệm quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ trong sản xuất, nhập khẩu chưa được quy định cụ thể tại Nghị định 24 và các văn bản khác. Việc sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, đặc biệt doanh nghiệp, cá nhân được nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ qua cửa khẩu không cần kiểm soát chất lượng và chỉ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nghị định 24 chưa có quy định điều kiện cụ thể về hoạt động Kinh doanh vàng khác theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 Luật Đầu tư. Do đó, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong tình hình mới, cần thiết ban hành Nghị định mới.

Tuy nhiên, cho đến hiện nay, thị trường vàng vẫn được quản lý theo Nghị định 24. Nhiều quy định tại Nghị định, chưa nói đến việc khiến sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới mất nhịp liên thông phù hợp do yếu tố độc quyền, còn gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. 

Ở góc độ chuyên gia, PGS,TS Ngô Trí Long cho rằng, đã đến lúc sửa Nghị định 24. Theo ông, Nghị định đã góp phần tạo sự ổn định cho thị trường vàng, nhưng một số quy định trong Nghị định này không còn phù hợp.

Đề cập đến tình hình thời gian qua các cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều đường dây buôn lậu vàng, chuyên gia cho rằng đó mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Bởi nguyên nhân của tình trạng này chính là việc giá vàng trong nước chênh lệch rất nhiều so với giá thế giới. Điều đó dẫn đến mối nguy nhập khẩu, kiếm lời bất chính từ việc đáp ứng nhu cầu cao với giá vàng bị đẩy lên cao trong nước. “Thị trường vàng trong nước đã “đóng cửa” suốt gần chục năm nay, không có sự liên thông với thế giới, dẫn tới mất cân đối trong cung - cầu”, vị chuyên gia nhận định.

Góp ý cho dự thảo Báo cáo về việc rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần bỏ vàng trang sức khỏi nhóm kinh doanh có điều kiện vì là hàng hóa thông thường, việc buôn bán không tác động đến lợi ích công.

Theo VCCI, cần thu hẹp lại phạm vi của một số ngành kinh doanh có điều kiện. Vì một số ngành nghề đang có phạm vi rất rộng. Điều này dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý xác định nhiều "ngành nghề con" khác phải đáp ứng đủ điều kiện mới được kinh doanh. Trong khi thực tế không cần kiểm soát những ngành này.

Ví dụ như nhóm kinh doanh vàng, được xác định là ngành kinh doanh có điều kiện trong phụ lục IV Luật Đầu tư. Trong ngành này có kinh doanh vàng, trang sức, thủ công mỹ nghệ là ngành kinh doanh có điều kiện. Vàng trang sức thủ công mỹ nghệ được xem là loại hàng hóa thông thường.

Kinh doanh loại hàng hóa này không tác động đến lợi ích công cộng như các loại vàng khác trong cùng nhóm "kinh doanh vàng". Bản thân các điều kiện của kinh doanh vàng, trang sức, thủ công mỹ nghệ cũng không có tính đặc thù về một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì không rõ về mục tiêu quản lý và nhà nước muốn quản lý gì đối với ngành nghề này.

Vì vậy, VCCI góp ý: "Đề nghị bổ sung vào dự thảo về việc đánh giá phạm vi của các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, trong đó thu hẹp lại phạm vi của một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Như "kinh doanh vàng", cần loại "kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ" ra khỏi phạm vi của "kinh doanh vàng".

Góp ý của VCCI cũng cho biết, thời gian qua, trong quá trình thực thi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã nhiều lần kiến nghị về việc loại bỏ hoạt động kinh doanh vàng trang sức, thủ công mỹ nghệ ra khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vấn đề độc quyền vàng vào nghị trường và ở thị trường tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714415020 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714415020 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10