Văn hóa doanh nghiệp cần phải đi trước văn hóa quản lý Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thị trường. Cam kết hội nhập buộc tất cả phải thay đổi theo.
>>Chương trình bình xét và trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong chia sẻ về văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, văn hóa doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy bởi văn hóa quản lý Nhà nước. Thực tế, nếu văn hóa quản lý lành mạnh thì văn hoá doanh nghiệp cũng lành mạnh và ngày một tốt hơn. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác giám sát doanh nghiệp thì đã ngăn chặn ngay từ đầu những “góc khuất”.
Thực tế, tình trạng “bôi trơn” hiện nay vẫn phổ biến trong tâm lý của không ít doanh nghiệp. Điều này đến từ việc doanh nghiệp nào cũng muốn chen ngang lấy lợi ích. Chính vì vậy, trong văn hóa doanh nghiệp cần chú ý đến chuẩn mực văn hóa quản lý Nhà nước để xóa bỏ lợi ích nhóm và hỗ trợ tốt hơn cho văn hóa doanh nghiệp.
“Văn hóa doanh nghiệp cần phải đi trước văn hóa quản lý Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thị trường. Cam kết hội nhập buộc tất cả phải thay đổi theo. Do đó, văn hóa doanh nghiệp tồn tại, gắn kết với văn hóa quản lý, thậm chí là còn chi phối văn hóa quản lý”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nói.
Vẫn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, hiện nay đang có hai ngộ nhận về văn hóa doanh nghiệp.
Thứ nhất, là không thể copy văn hóa doanh nghiệp.
Thứ hai, là phải có tiền mới xây dựng được văn hóa doanh nghiệp.
Về bản chất, không có loài người thì không có văn hóa. Toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, dựa trên nền tảng con người tạo ra là văn hóa. Trong văn hóa doanh nghiệp có văn hóa doanh nhân và doanh nhân quyết định văn hóa doanh nghiệp.
>>“Giảm lượng, tăng chất” để giá trị doanh nhân được cộng đồng công nhận
>>Liêm chính, đạo đức, “thước đo” doanh nhân tiêu biểu
>>Doanh nhân tiêu biểu tạo động lực các thế hệ khởi nghiệp kinh doanh
Văn hóa doanh nghiệp có tính phổ biến nhưng có tính cá biệt đặc sắc. Do đó, cần hiểu yêu cầu về văn hóa doanh nghiệp. Có 3 yêu cầu về văn hóa doanh nghiệp.
“Đó là, tính truyền thống, cam kết hội nhập và bản sắc riêng. Những giá trị trên cần hội tụ để trở thành một giá trị phổ quát”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nói.
Các doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ pháp luật, lấy khách hàng làm thượng đế, khách hàng là tài sản của mình, không có chuyện buôn bán kinh doanh chộp giật. Bản sắc riêng của doanh nghiệp nằm ở sự sáng tạo.
Một trong những điểm cần lưu ý là tính phổ biến, tính mọi nơi mọi lúc và giao thoa trong văn hóa doanh nghiệp. Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là tính chủ động, tuân thủ và tự giác tự thân.
Nhiều doanh nghiệp chưa nâng tiêu chuẩn của mình theo quy chuẩn quốc gia. Tính đồng bộ cũng chưa đầy đủ. Và đặc biệt là còn coi nhẹ xây dựng thương hiệu trong văn hóa doanh nghiệp.
Trả lời cho câu hỏi “Vì sao văn hóa doanh nghiệp lại quyết định?”, ông Phong cho rằng vì văn hóa doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải tuân thủ quy định pháp luật, phải ứng xử có văn hóa.
“Thực tế, tất cả các doanh nghiệp nổi tiếng, doanh nghiệp thành công nhất là những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp hấp dẫn và giá trị ngày càng hoàn thiện”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022. Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. |
Có thể bạn quan tâm
13:00, 08/08/2022
21:06, 02/08/2022
03:16, 02/08/2022
00:50, 31/07/2022
14:33, 30/07/2022
11:00, 30/07/2022
10:00, 30/07/2022