Việc Việt Nam đảm nhận Chủ tịch ASEAN 2020 là cơ hội lớn để đóng góp vào công việc chung của ASEAN cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam sẽ được thúc đẩy 5 ưu tiên để tạo ra chất keo dính cần thiết cho một cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động: Một là Đoàn kết và thống nhất; hai là lợi ích kinh tế; ba là giá trị chung; bốn là quan hệ đối tác; năm là năng lực thể chế.
Theo đó, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa tinh thần gắn bó, tương trợ và ủng hộ lẫn nhau giữa các nước thành viên khối để phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, nâng cao khả năng phối hợp lập trường chung trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế.
Nhìn từ quan điểm của ASEAN, khái niệm trung lập thể hiện mong muốn về một khu vực hoà bình và ổn định. Theo đó, tính trung lập của khu vực phải được thể hiện trong hai vấn đề chính, gồm xung đột Mỹ-Trung và tranh chấp tại Biển Đông.
Có thể bạn quan tâm
01:00, 10/04/2020
21:01, 10/03/2020
16:20, 10/03/2020
11:30, 15/02/2020
13:40, 13/01/2020
11:00, 01/01/2020
04:50, 01/01/2020
11:49, 31/12/2019
00:00, 31/12/2019
11:27, 27/12/2019
Vai trò Chủ tịch của ASEAN năm 2020 sẽ mang đến cho Việt Nam cơ hội tham gia sâu hơn vào khu vực và có những hành động mang tính xây dựng đối với các vấn đề liên quan trực tiếp đến an ninh của khu vực, tạo ảnh hướng đến “Tầm nhìn Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương”, tránh bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.
Bên cạnh đó, với cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ được quyền chủ động đề cập và nhấn mạnh các nguyên tắc về quyền tự do hàng hải đã được quốc tế lên tiếng ủng hộ để đảm bảo lợi ích biển đảo. Đặc biệt, Việt Nam sẽ được uỷ thác để lên tiếng trong những tình huống cấp bách, ví dụ những hành động gây hấn của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực.
Không những thế, việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, đồng thời với Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, sẽ càng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như trong giải quyết tranh chấp trong khu vực.