Cam kết và cũng là thông điệp từ Chính phủ Việt Nam, sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tháo gỡ rào cản và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.
Chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, chủ đề phát triển nhanh và bền vững cũng là mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam.
“Nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tiền tệ là mục tiêu của Chính phủ. Việt Nam đang chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang hài hoà chiều rộng và chiều sâu”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu của Việt Nam là phát triển nhanh nhưng nhanh phải song hành với phát triển bền vững. Xây dựng phát triển xanh với tăng cường ứng dụng KHCN vào nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển năng lượng sạch tái tạo.
“Trong tiến trình đó không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Chính phủ cam kết luôn sát cánh cùng doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
12:26, 10/01/2020
11:38, 10/01/2020
11:15, 10/01/2020
11:00, 10/01/2020
10:22, 10/01/2020
10:08, 10/01/2020
10:02, 10/01/2020
09:27, 10/01/2020
09:22, 10/01/2020
09:19, 10/01/2020
Cũng theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, 2019 là năm bứt phát trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP đạt 7,2% vượt kế hoạch đặt ra 6,8%, xuất siêu gần 1,3 tỷ là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam xuất siêu. 2019 cũng ghi nhận số doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục 138.000 doanh nghiệp.
Đặc biệt, vốn FDI trên 20 tỷ USD, chiếm 23,7% trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội. Phó Thủ tướng khẳng định, đầu tư nước ngoài là động lực tăng trưởng quan trọng của cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, Đại diện Chính phủ Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Xu hướng mới sẽ tác động tới việc kinh doanh khi cách mạng công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Tầng lớp trung tiêu gia tăng, xu hướng thay đổi công nghệ là cơ hội cho doanh nghiệp.
Tiếp tục tiếp thu để hoàn chỉnh các quy định pháp luật, cải thiện TTHC, thuận lợi hoá quan hệ đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho huy động các nguồn đầu tư cho phát triển.
Trước hết, tạo hạ tầng đồng bộ, nâng cao sức cạnh tranh. Đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục và KHCN.
Thứ hai, triển khai các chủ trương tạo điều kiện cho doanh nghiệp các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cùng phát triể. Trong đó thực hiện nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân, tái cấu trúc dn mà trọng tâm là DNNN. Thực hiện Nghị quyết về định hướng phát triển thể chế cho đầu tư nước ngoài 2030. Coi môi trường pháp lý, hạ tầng và nhân lực là ba nhân tố cho đầu tư phát triển.
Thứ ba, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Gắn phát triển với đổi mới KHCN.
Thứ tư, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng đầu tư. Kiến tạo hạ tầng cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập.
Thứ 5, hoàn thiện thể chế cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo lấy doanh nghiệp là trung tâm. “Thủ tướng Chính phủ sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ nút thắt liên quan đầu tư, kinh doanh”, Phó Thủ tướng cho biết. Theo đó, tháo gỡ tất cả những nút thắt liên quan đầu tư, kinh doanh, giảm 20% các TTHC.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị các nhà đầu tư nước ngoài chủ động kết nối doanh nghiệp trong nước để chỉ dẫn doanh nghiệp trong nước phát triển công nghiệp phụ trợ. Gắn kết các DNNVV Việt Nam để các DNNVV có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cùng với doanh nghiệp FDI.
“Các bạn hãy coi Việt Nam là quê hương thứ hai để các bạn hành động cho chính mình và cũng là giúp đỡ cho sự phát triển của Việt Nam”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) báo cáo, việc tương tác giữa VBF giữa các Bộ ngành diễn ra thường xuyên giữa các tổ công tác.
Thống nhất việc Việt Nam đã trở thành ngôi sao đang lên về tăng trưởng, cải cách và hội nhập của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, biến động của kinh tế thế giới khiến Việt Nam sẽ chịu tác động.
“Trong nước, đã có những dấu hiệu cho thấy các đầu tàu tăng trưởng đanh chững lại điều này đòi hỏi chúng ta phải có nhiều cải cách hơn. Năm tới, động lực sẽ đến từ cải cách thể chế. Điều doanh nghiêp lo lắng thời gian gần đây những chồng chéo trong thủ tục đang gây khó cho doanh nghiệp. Cũng trong năm tới, Chính phủ nên tập trung Chương trình 25, theo đó giải quyết, tháo gỡ 25 điểm chồng chéo mà doanh nghiệp đã kiến nghị. Cùng với sửa đổi hoàn thiện thể chế đó, cần tăng cường kỷ luật thực thi. Chương trình 20, tiếp tục cắt giảm 20% thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương trình 50 là tăng cường chất lượng đầu tư nước ngoài”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.