Vệ tinh cháy tác động xấu đến tầng ozone như thế nào?

CẨM ANH 10/06/2021 03:11

Các chuyên gia cảnh báo, nhiều vệ tinh được làm bằng nhôm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khi bốc cháy trong khí quyển và làm thủng tầng ozone.

các vệ tinh thường rơi trở lại khí quyển và cháy rụi.

Việc các vệ tinh thường rơi trở lại khí quyển và cháy rụi gây tác động tiêu cực đến môi trường

Cụ thể, theo nhà thiên văn Aaron Boley tại Đại học British Columbia, việc đốt cháy các vệ tinh bằng nhôm trong khí quyển có thể sẽ mang lại tác động tiêu cực đến bầu khí quyền. Bên cạnh đó, nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Scientific Reports chỉ ra, lượng nhôm bị đốt cháy đó có thể tạo ra một lỗ thủng mới trong tầng ozone - hoặc thậm chí vô tình biến đổi khí hậu và môi trường Trái Đất.

“Vệ tinh bốc cháy trong khí quyển hoàn toàn có thể dẫn đến một lỗ thủng ozone mới. Giới chuyên gia đã biết về nguy cơ này khi thấy các tên lửa đốt cháy loại nhiêu liệu chứa nhiều nhôm và tạo ra những lỗ nhỏ trong tầng ozone trong quá trình phóng”, chuyên gia này cảnh báo.

Mặc dù một số người cho rằng, con người không thể đổ nhựa ra biển nhiều đến mức gây biến đổi, hoặc không thể thải carbon vào khí quyển nhiều đến mức tạo ra sự khác biệt. Nhưng thực tế, đại dương đang gặp vấn đề ô nhiễm nhựa, khí hậu đang biến đổi do các hoạt động của con người và do con người thay đổi thành phần của khí quyển. Và điều này cũng đang được lặp lại khi con người sử dụng không gian bên ngoài Trái Đất.

Có thể thấy, khi các quốc gia chạy đua phát triển công nghệ vũ trụ, việc triển khai các mạng lưới vệ tinh như Starlink (SpaceX), Starnet (Trung Quốc), Kuiper (Amazon)… đã vô tình gia tăng số lượng rác trong không gian bên ngoài Trái Đất. Khi những vệ tinh này ngừng hoạt động và rơi xuống khí quyển, chúng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường.

Theo ước tính hiện có khoảng 128 triệu mẩu rác vũ trụ có kích thước nhỏ hơn 1 cm, khoảng 900.000 mẩu từ 1 - 10 cm, và 34.000 mảnh lớn hơn 10 cm đang trôi nổi trên quỹ đạo địa cầu. Các mẩu rác vũ trụ này đều được làm từ các chất liệu như nhôm để giữ nhiệt tốt cũng như có khối lượng nhẹ. Tuy nhiên, chất liệu này cũng dễ bị đốt cháy trong không gian. Và khi có nhiều các vệ tinh bị đốt cháy cùng một lúc có thể làm nóng bầu khí quyển và làm Trái đất nóng lên trong tương lai.

Ngoài ra, lớp bồ hóng dùng cho một số loại tên lửa được tích tụ ở tầng bình lưu, nơi các hạt bất kỳ có mặt trong hệ cần để mang năng lượng phản ứng tổng hợp phân tử ozone. Nhưng khi sự tích tụ này kéo dài sẽ làm nóng tầng bình lưu, dẫn đến sự thay đổi tốc độ phản ứng hóa học và có khả năng gây bào mòn tầng ozone.

Rác không gian bao phủ Trái đất

Rác không gian bao phủ Trái đất

Theo các chuyên gia hàng không đánh giá, hiện nay các doanh nghiệp vũ trụ hầu như rất ít hoặc không tiến hành thực hiện giám sát các tác động đến môi trường khi phóng tên lửa và vệ tinh vào vũ trụ. Do đó, việc tiếp tục hoạt động mà không có những đánh giá và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường về lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng không khí trên Trái đất.

Hầu hết các mảnh vỡ vệ tinh hoặc tên lửa rơi trở lại Trái đất cũng có thể ảnh hưởng đến bầu khí quyển, chính vì vậy việc lựa chọn các loại vật liệu hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường cần được nghiên cứu và phát triển.

Các nhà nghiên cứu thuộc công ty Sumitomo Forestry và Đại học Kyoto đang nghiên cứu sự phát triển của cây và cách sử dụng các sản phẩm bằng gỗ trong điều kiện không gian. Theo bài viết được đăng tải trên Nikkei Asia, vì sóng điện từ sẽ xuyên qua gỗ nên có thể tạo ra các cấu trúc đơn giản cho các thiết bị như ăng-ten và bộ phận kiểm soát hướng đi của vệ tinh có thể gắn được trong vệ tinh bằng gỗ.

Khi vệ tinh bằng gỗ lao xuống Trái đất sau khi quay quanh quỹ đạo có thể cháy hoàn toàn mà không gây độc hại tới bầu khí quyển hay rác trên hành tinh. Do đó, các nhà phát triển tin tưởng rằng, vệ tinh gỗ sẽ có những lợi ích nhất định so với vệ tinh truyền thống.

Mặt khác, như chuyên gia hàng không Martin Ross đánh giá, giống như biến đổi khí hậu, rác vũ trụ cũng là một vấn đề toàn cầu và cần sự hợp tác của nhiều quốc gia. Các quốc gia cần sớm thống nhất một hiệp ước quy định loại bỏ các vật thể bay trong không gian và thúc đẩy hợp tác đa quốc gia để phát triển các nguyên liệu thân thiện với không gian.

Có thể bạn quan tâm

  • Thứ đáng sợ đang bào mỏng khí quyển Trái Đất,

    Thứ đáng sợ đang bào mỏng khí quyển Trái Đất, "tấn công" các vệ tinh

    05:29, 16/05/2021

  • Dữ liệu vệ tinh cho thấy các sông băng trên thế giới đang tan chảy nhanh hơn

    Dữ liệu vệ tinh cho thấy các sông băng trên thế giới đang tan chảy nhanh hơn

    05:53, 10/05/2021

  • Startup Nhật Bản thử nghiệm vệ tinh dọn rác vũ trụ

    Startup Nhật Bản thử nghiệm vệ tinh dọn rác vũ trụ

    03:56, 26/03/2021

  • Vệ tinh 'made in Viet Nam' đã hoàn thiện, chờ ngày phóng ở Nhật Bản

    Vệ tinh 'made in Viet Nam' đã hoàn thiện, chờ ngày phóng ở Nhật Bản

    14:21, 04/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vệ tinh cháy tác động xấu đến tầng ozone như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO