Vì đâu giá thép thế giới cao kỷ lục?

Diendandoanhnghiep.vn Nhu cầu thép toàn cầu tăng mạnh, đặc biệt ở Trung Quốc, kéo theo giá thép và giá quặng sắt thế giới cũng ở vào mức cao kỷ lục. Điều này còn kéo dài đến bao giờ?

Mới đây, Bộ Công Thương Việt Nam đã trả lời về nguyên nhân giá thép trong nước tăng cao đột biến. Theo đó, giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép nước ta đang phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới, trong thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài cũng khiến giá thép tăng mạnh.

Giá thép thế giới và Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục.

Giá thép thế giới và Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục.

Trên thực tế, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu được cho là có sự liên quan mật thiết đến sản lượng và nhu cầu tiêu thụ thép của Trung Quốc, nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ và sản xuất thép.

Cùng với đó là lượng tiêu thụ thép đang tăng mạnh trên toàn cầu, trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục sau cú sốc COVID-19, chính điều này đã và đang đưa giá quặng sắt tiến tới mức cao chưa từng thấy.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Thép Thế giới(WSA), sản lượng thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng 4,1% vào năm 2021. Sự tăng trưởng trong sản xuất này được thúc đẩy bởi ba nguyên nhân chính: Nhu cầu phát triển trở lại sau đại dịch COVID-19 cùng với sự gia tăng sản lượng của Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất phế liệu bằng lò điện hồ quang. Và đầu tư vào thép nằm trong các dự luật và chương trình cơ sở hạ tầng thông qua các chính phủ quốc gia.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến giá quặng sắt tăng 14% trong tháng trước, góp phần vào đợt tăng giá chóng mặt đang diễn ra trên thị trường hàng hoá cơ bản toàn cầu, kéo theo giá thép không ngừng leo thang từ châu Á tới Bắc Mỹ. Điều này cũng đã khiến tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy thép Trung Quốc cũng tăng cao một cách kỷ lục.

Nhà phân tích Erik Hedborg thuộc CRU Group nhận định “Tỷ suất lợi nhuận cao khuyến khích các nhà máy thép sản xuất ồ ạt và sẵn sàng mua vào quặng sắt loại tốt để tăng năng suất. Đã có sự gia tăng nhu cầu quặng sắt nhằm mục đích tăng lượng thép tồn kho của các nhà máy”.

Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang là nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới và cũng là nhà sản xuất thép lớn nhất. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Bắc Kinh, chính phủ nước này đã cam kết giảm sản lượng thép thô vào năm 2021 như một bước tiến khổng lồ để đạt được các mục tiêu khí hậu năm 2030.

Một nhà máy thép ở tỉnh hồ Bắc, Trung Quốc.

Một nhà máy thép ở tỉnh hồ Bắc, Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc mở cửa trở lại thị trường nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc đang gây ra áp lực đối với nguồn cung phế liệu và có thể buộc các quốc gia khác phải theo đuổi các nguyên liệu khác. Tác động thay thế này, được thể hiện ở đây đối với châu Á, gần như đã làm thay đổi dòng chảy thương mại và tăng thêm nhu cầu đối với quặng sắt, vào thời điểm mà các quốc gia vẫn đang tìm kiếm các chiến lược khử cacbon.

Ngoài ra, theo các chuyên gia phân tích cho biết, căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng và sự không chắc chắn về chính sách nhập khẩu cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sẵn có của nguyên liệu sản xuất thép truyền thống và thị trường sắt thép phế liệu. 

Lệnh cấm nhập khẩu than không chính thức của Úc vào Trung Quốc sẽ vẫn còn và gây ra nhiều biến động hơn trong dòng chảy thương mại trên toàn cầu. Động thái của Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào quặng sắt và nhập khẩu than của Úc sẽ mang lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu nhỏ hơn, có giá hấp dẫn hơn, bao gồm Nam Phi và Canada. Nhưng cũng sẽ gây ra một sự xáo trộn lớn về nguồn cung.

Hôm 7/5, giá quặng sắt loại tiêu chuẩn 62% là 187,2 USD/tấn, loại 65% là 223,3 USD/tấn. Nhưng Ngân hàng Citigroup cũng đã dự báo giá quặng sắt tiêu chuẩn có thể đạt 200 USD/tấn trong vòng vài tuần tới đây. Thế giới sẽ thiếu hụt 18 triệu tấn quặng sắt trong 3 quý đầu năm 2021 do nhu cầu thép toàn cầu tăng và sản lượng quặng của các mỏ lớn không đạt dự báo. Mặc dù trước đó, ngân hàng này đã dự báo nguồn cung quặng sắt toàn cầu dư 1 triệu tấn trong 3 quý đầu năm.

Theo Hiệp hội thép Trung Quốc cho biết, năm 2021 được dự báo sẽ là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc đạt sản lượng hơn 1 tỷ tấn thép, cho dù nhiều địa phương của nước này triển khai các biện pháp hạn chế sản xuất thép. Rõ ràng việc chính phủ nước này gần đây điều chỉnh chính sách hoàn thuế xuất khẩu có lẽ vẫn chưa đủ để kiềm chế sản lượng thép.

Có thể thấy, giá quặng thép và giá thép toàn cầu đang tăng cao một cách kỷ lục dường như phụ thuộc hoàn toàn vào sản lượng và nhu cầu của Trung Quốc. Trung Quốc đang nắm trong tay khả năng điều chỉnh giá thép toàn cầu. Nếu họ muốn thay đổi điều này, họ chỉ cần khống chế nhu cầu tiêu thụ trong nước, và đó sẽ là nhân tố dẫn tới sự điều chỉnh giá quặng sắt.

Cuối cùng, giới phân tích cho rằng, giá quặng sắt sẽ giảm nhiệt dần trong năm nay, do những yếu tố gồm các biện pháp kiềm chế sản lượng thép của Trung Quốc phát huy tác dụng và nguồn cung quặng sắt tăng mạnh lên. Một số nhà quan sát dự báo giá quặng sát sẽ trở về con số 100 USD/tấn trong nửa cuối của năm 2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì đâu giá thép thế giới cao kỷ lục? tại chuyên mục Sản phẩm - thị trường của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711620126 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711620126 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10