Vì sao Bộ GTVT từ chối mở rộng quốc lộ 20 tại Đồng Nai?

Diendandoanhnghiep.vn Do vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho Bộ GTVT có hạn, và chỉ tập trung ưu tiên phân bổ vốn để đầu tư các tuyến đường cao tốc nên chưa thể cân đối nguồn vốn để mở rộng quốc lộ 20.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xem xét, quyết định sử dụng ngân sách tỉnh đầu tư mở rộng quốc lộ 279

Đó là nội dung trong công văn của Bộ GTVT gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai về việc Nhà nước cần nghiên cứu và có phương án để mở rộng tuyến quốc lộ 20, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân vì số lượng xe lưu thông trên quốc lộ này ngày càng tăng cao.

Do vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho Bộ GTVT có hạn, và chỉ tập trung ưu tiên phân bổ vốn để đầu tư các tuyến đường cao tốc nên chưa thể cân đối nguồn vốn để mở rộng quốc lộ 20.

Do vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho Bộ GTVT có hạn, và chỉ tập trung ưu tiên phân bổ vốn để đầu tư các tuyến đường cao tốc nên chưa thể cân đối nguồn vốn để mở rộng quốc lộ 20.

Cụ thể, theo Bộ GTVT, quốc lộ 20 đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng dài 268km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 75,6km có nền đường rộng 12 - 15m, mặt đường rộng hơn 7m, thảm bê tông nhựa.

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2021, quốc lộ 20 được quy hoạch là đường cấp III, quy mô 2 - 4 làn xe.

Đồng thời, giai đoạn đến năm 2030 đã quy hoạch tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dài khoảng 220km có 4 làn xe, song song với quốc lộ 20. Trong đó bao gồm đoạn Dầu Giây - Tân Phú dài 60km và đoạn Tân Phú - Bảo Lộc dài 67km.

Cũng theo Bộ GTVT, hiện nay cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc đã được UBND tỉnh Lâm Đồng hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo phương thức đối tác công tư (PPP), trình Thủ tướng. Theo đó, thời gian dự kiến thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2022 - 2025. Đối với tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức PPP, giao Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền. Bộ này sẽ tổ chức triển khai các thủ tục, phối hợp với UBND các địa phương phấn đấu khởi công dự án trong năm 2023 và hoàn thành trong năm 2025.

>>  Vì sao trạm thu phí BOT quốc lộ 51 chưa thể thu phí tự động không dừng?

Theo Bộ GTVT, các dự án trên sau khi đưa vào khai thác sẽ nâng cao năng lực lưu thông, đáp ứng nhu cầu vận tải và phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Đồng Nai, Tây Nguyên, góp phần giảm lượng xe trên quốc lộ 20.

"Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2025, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho Bộ GTVT có hạn, và chỉ tập trung ưu tiên phân bổ vốn để đầu tư các tuyến đường cao tốc theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các nghị quyết của Quốc hội nên chưa thể cân đối nguồn vốn đầu tư mở rộng tuyến quốc lộ 20 trong giai đoạn này" - công văn nêu.

quốc lộ 20 đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng dài 268km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 75,6km có nền đường rộng 12 - 15m, mặt đường rộng hơn 7m, thảm bê tông nhựa.

Quốc lộ 20 đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng dài 268km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 75,6km có nền đường rộng 12 - 15m, mặt đường rộng hơn 7m, thảm bê tông nhựa.

Trước đó, ngày 6/9/2022, Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo phương thức PPP, dự kiến thực hiện từ năm 2021 - 2025.

Theo đó, dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú dài khoảng 60,1km. Điểm đầu tuyến cao tốc này giao với quốc lộ 1 tại km 1.829 + 500, trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối giao với quốc lộ 20 tại km 69 + 400 thuộc xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc).

Trong giai đoạn 1, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được đầu tư theo quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m. Các vị trí xử lý đất yếu, đào sâu, đắp cao, cầu… được thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh (4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m).

Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án này hơn 8.360 tỉ đồng gồm: 1.300 tỉ đồng vốn nhà nước và hơn 7.000 tỉ đồng của nhà đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Bộ GTVT từ chối mở rộng quốc lộ 20 tại Đồng Nai? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711640935 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711640935 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10