Burger King vừa bị vướng vào một vụ kiện mới, trong đó cáo buộc hãng đồ ăn này gây hiểu lầm cho khách hàng về các món trong thực đơn của mình, bao gồm món bánh kẹp Whopper.
>>Chuyển đổi kinh doanh mùa dịch: Burger King cho thấy gì?
Vụ kiện cáo buộc chuỗi cửa hàng này thể hiện kích thước hamburger kẹp thịt trong quảng cáo lớn hơn thực tế. Trong đó, Whopper trong quảng cáo lớn hơn 35% so với sản phẩm thực tế - đơn tố cáo đồng thời cũng trích dẫn những đánh giá trên mạng xã hội.
“Mặc dù kích thước của Whopper tăng lên đáng kể trong các quảng cáo của Burger King, nhưng công thức hoặc số lượng thịt bò hoặc các thành phần có trong Whopper thực tế của Burger King chẳng vẫn ‘bé’ nguyên xi,” đơn kiện cho biết. Các nguyên đơn đang yêu cầu bồi thường thiệt hại và yêu cầu Burger King ngừng quảng cáo mà họ cho là gây hiểu lầm.
“Các hành động của Burger King đặc biệt liên quan đến lạm phát, giá thực phẩm và thịt đang ở mức rất cao và nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng có thu nhập thấp, đang gặp khó khăn về tài chính”, đơn kiện nói.
Về phần mình, người phát ngôn của Burger King nói rằng chuỗi không bình luận về "các vụ kiện đang chờ xử lý hoặc tiềm năng."
Các vụ kiện cáo buộc các chuỗi thức ăn nhanh quảng cáo sai sự thật khá phổ biến. Jonathan Maze của Tạp chí Kinh doanh Nhà hàng nói với NBC News rằng bất kể vụ việc ra sao, các công ty thường giải quyết, hòa giải nhanh chóng để tránh dư luận xấu.
>>Burger King: Khi sự hài hước bị phản tác dụng
Trước đó vào năm 2020, Burger King được lệnh thu hồi lại quảng cáo của sản phẩm Rebel Burger tại Vương quốc Anh. Hội đồng Tiêu chuẩn Quảng cáo nhận thấy rằng các quảng cáo đã gây hiểu lầm, cho thấy rằng bánh mì kẹp thịt phù hợp để ăn chay mặc dù có chứa mayonnaise và được nấu cùng với các sản phẩm thịt.
Cùng năm đó, Chipotle đã thanh toán 6,5 triệu USD cho những khách hàng nói rằng họ đã bị lừa bởi cam kết không biến đổi gen của chuỗi khi họ được phục vụ thịt từ động vật đã ăn thực phẩm biến đổi gen.
Subway cũng gặp rắc rối vào năm 2017 khi bị cáo buộc bán sai kích thước của bánh mì. Công ty này trước đó đã đồng ý dàn xếp bằng cách nói rằng họ sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng và thưởng 5.000 USD cho mỗi người trong số 10 nguyên đơn, nhưng thẩm phán Diane Sykes gọi dàn xếp này là "vô giá trị" trong quyết định hủy bỏ của mình.
Theo phân tích của luật sư Pooja S. Nair trên tạp chí Food Dive, các vụ kiện quảng cáo sai sự thật trong ngành công nghiệp thực phẩm đang gia tăng trong những năm gần đây. Đã có một số lượng kỷ lục các vụ kiện này được nộp vào năm 2020. Nhiều vụ kiện tập trung vào các yêu cầu bồi thường về sức khỏe, tính bền vững cũng như tính tự nhiên của sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm