Vì sao chưa thể coi COVID-19 là cúm mùa?

Diendandoanhnghiep.vn Cúm mùa thường vào mùa đông nhưng COVID-19 ở nhiều quốc gia có thể lây lan ở bất cứ loại thời tiết nào.

>> Dịch COVID-19 khó bùng phát lớn

Thông tin này vừa được Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO Việt Nam đưa ra khi trao đổi với báo chí ngày 8/5.

Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình phòng chống dịch, ngày 8/5, cả nước ghi nhận thêm 2.055 ca mắc COVID-19 mới; có 474 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Con số này cho thấy số ca mắc mới COVID-19 ở Việt Nam đang gia tăng trở lại, kéo theo số trường hợp nhập viện và tử vong tăng.

Tỉ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu ngày càng cao. Riêng tại Việt Nam đến nay đã tiêm hơn 266,2 triệu liều vaccine COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn

Tại Việt Nam đến nay đã tiêm hơn 266,2 triệu liều vaccine COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn. Ảnh: Hải Ngân

Mặc dù đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch vẫn đang được kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế. Các trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch... Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO Việt Nam, COVID-19 không biến mất mà vẫn hiện hữu trong cộng đồng.

Nói về lý do WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp, bà Angela Pratt cho biết, cơ quan này đánh giá tình trạng thích ứng với COVID-19, số ca mắc, số ca nặng, cần chăm sóc đã giảm. Ngoài ra, cộng đồng đã có miễn dịch tự nhiên do số ca mắc bệnh nhiều.

>> "Làn sóng" COVID-19 mới có gây ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu?

>> COVID-19 bùng phát: Hành xử sao cho đúng?

Theo vị chuyên gia này, không thể coi COVID-19 như cúm mua bởi, COVID-19 giống cúm mùa nhưng lại không theo mùa. Cúm mùa thường xảy ra vào mùa đông nhưng COVID-19 lại không. COVID-19 vẫn là bệnh mới. Con người đã có 4 năm làm quen với căn bệnh này nhưng chúng ta đã có hàng thập kỷ nghiên cứu về cúm. Vì vậy, không thể coi Covid-19 như cúm mùa. 

Còn quá sớm để coi COVID-19 như bệnh cúm mùa.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO Việt Nam

Mặc dù vậy, Trưởng đại diện WHO Việt Nam vẫn đánh giá, hiện nay tình trạng thích ứng với COVID-19 đã trở nên tốt hơn rất nhiều, số ca mắc và tử vong đều giảm. "Khi WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu không có nghĩa COVID-19 không còn là mối đe dọa hay là COVID-19 đã trở nên ít nguy hiểm hơn. Chúng ta không được mất cảnh giác với COVID-19," Tiến sỹ Angela Pratt nhấn mạnh. 

Liên quan đến các biện pháp phòng chống COVID-19 tại Việt Nam, Giáo sư Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết bản thân SARS-CoV-2 vẫn có thay đổi. Theo công bố mới nhất vào đầu tháng 5, thế giới đã ghi nhận hơn 900 biến thể phụ của Omicron. Do đó không được chủ quan với dịch bệnh này.

Về việc Việt Nam có công bố hết dịch COVID-19 hay không, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết Việt Nam đã thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Hiện nay đại dịch vẫn chưa kết thúc dù không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Theo ông Lân, miễn dịch COVID-19 sẽ giảm theo thời gian và dịch vẫn có thể xuất hiện làn sóng mới từ khu vực này đến khu vực khác. Những ngày qua số ca mắc có xu hướng gia tăng, trung bình mỗi ngày Việt Nam vẫn ghi nhận hơn 2.000 ca mắc. Khoảng 10% số ca mắc có tình trạng hậu COVID-19 nên điều này cũng là gia tăng gánh nặng với hệ thống y tế.

Mỗi ngày, Việt Nam vẫn có khoảng 2.000 ca mắc COVID-19 mới.

Vì vậy, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới. Việc chống dịch sẽ được thực hiện linh hoạt, phù hợp mới mức độ, diễn biến tình hình dịch. Bên cạnh đó, việc công bố các thông tin về dịch bệnh sẽ được Bộ Y tế thực hiện hàng ngày.

Liên quan tới vấn đề tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 trong thời gian tới, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết thời gian tới cơ quan này sẽ cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin Covid-19 lồng ghép vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện vắc xin ở các cơ sở là AstraZeneca.

Bà Hồng khuyến cáo những người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch cần chủ động đăng ký tiêm các mũi vắc xin tăng cường để phòng bệnh. Thậm chí, người đã mắc bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục có mũi tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của WHO.

Dựa trên công bố của WHO, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng cho rằng Việt Nam có cơ sở quan trọng trong việc xem xét đánh giá tình hình dịch ở nước ta. Thực tế dịch bệnh trên thế giới liên quan đến Việt Nam và ngược lại, với COVID-19 cũng vậy.

Virus SARS-CoV-2 vẫn có sự biến đổi, thay đổi. Đầu tháng 4, WHO công bố có khoảng 400-500 biến thể phụ của Omicron nhưng đến đầu tháng 5, con số này đã là 900. 

Phân tích về tình hình dịch tại Việt Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu rõ, hiện số ca mắc mới COVID-19 ở Việt Nam đang tăng trở lại, số trường hợp nhập viện và tử vong cũng gia tăng, nhưng tình hình dịch vẫn được kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế.

Với những trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch... Những trường hợp này bệnh có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các virus gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm chứ không riêng gì với COVID-19.

Trước một số ý kiến so sánh COVID-19 với cúm mùa và đưa ra câu hỏi nên xếp bệnh vào nhóm B hay vẫn duy trì ở nhóm A, PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay, hội đồng chuyên môn sẽ họp, đánh giá, xem xét.

"Tuy nhiên tôi cho rằng dù COVID-19 thuộc nhóm A hay nhóm B thì các vấn đề đánh giá nguy cơ và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp là vô cùng quan trọng. Điều này giúp kiểm soát dịch, không bất ngờ trước diễn biến dịch và sẵn sàng đáp ứng phù hợp theo mức độ, dựa trên đánh giá nguy cơ đặc thù của từng bệnh, từng giai đoạn thời kỳ để kiểm soát dịch một cách bền vững, không tốn kém, lãng phí nhưng phải đủ nguồn lực để ứng phó với dịch bệnh cũng như đảm bảo được sự chăm sóc y tế tốt cho người dân" - PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao chưa thể coi COVID-19 là cúm mùa? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714199347 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714199347 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10