Chính sách lãi suất của FED cho thấy, nỗi sợ lạm phát còn ám ảnh khắp toàn cầu và cuộc chiến chống lạm phát “chưa đi đến chặng cuối".
>>Fed không gây sốc khi giữ nguyên lãi suất
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày. Kết quả thật tẻ nhạt với kỳ vọng của nhà đầu tư, lãi suất đồng đô la vẫn duy trì ở mức 5,25-5,5% và thị trường chỉ có thể trông chờ 1 đợt hạ lãi suất trong năm nay.
Các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới lưu ý rằng đã có chút tiến bộ hướng tới mục tiêu lạm phát 2%. Chủ tịch FED Jerome Powell lưu ý trong cuộc họp báo rằng, tổ chức này vẫn chưa đủ tự tin để cắt giảm lãi suất, ngay cả khi lạm phát đã giảm bớt từ mức đỉnh điểm.
Lạm phát ở nền kinh tế lón nhất thế giới đã giảm đáng kể từ mức đỉnh 9,1% xuống 2,7%. Nhưng dữ liệu lạm phát trong năm nay vẫn chưa mang lại cho FED “niềm tin lớn hơn” rằng họ đang tiến gần hơn đến mục tiêu lý tưởng 2%.
Theo các dự báo, từ nay đến hết năm 2025 sẽ có 5 lần cắt giảm lãi suất của FED, thay vì 6 lần như dự báo trước đó. Nếu không có gì xảy ra, lãi suất giảm 1,25 điểm phần trăm, tương đương 5,1% vào cuối năm tới.
Các quan chức của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) cho rằng, lãi suất đồng USD trong dài hạn sẽ ở mức 2,8%. Đây là dấu hiệu cho thấy cậu chuyện về lãi suất cao hơn được duy trì trong thời gian dài hơn.
Kỷ nguyên lãi suất cao chỉ khiến tiền nằm im trong ngân hàng. Greg Guyett - Giám đốc điều hành ngân hàng và thị trường toàn cầu tại HSBC, nói: “những lo ngại xung quanh chi phí đi vay liên tục cao hơn đã dẫn đến một môi trường giao dịch rất yên tĩnh với việc phát hành vốn yếu và các đợt IPO gần đây”.
Dann Ryan, chuyên gia tư vấn quản lý tài sản cho biết rằng, ông đã thuyết phục một chủ doanh nghiệp sử dụng 1 triệu USD để không, đặt một nửa số tiền vào quỹ thị trường tiền tệ và nửa còn lại vào tín phiếu kho bạc kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng có lãi suất từ 5%/năm trở lên.
Chỉ có một định chế tài chính lớn là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) chính thức cắt giảm lãi suất từ 4,5% xuống 4,25%. Một số ngân hàng khác ở châu Âu như Thụy Sỹ, Thụy Điển đã nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng biên độ không lớn.
>>Áp lực lãi suất USD và hành động bán ròng của khối ngoại
Điều đó cho thấy, nỗi sợ lạm phát còn ám ảnh khắp toàn cầu và cuộc chiến chống lạm phát “chưa đi đến chặng cuối”. Tuy nhiên, ngay chính môi trường lãi suất cao cũng một phần "nuôi dưỡng" lạm phát. Bởi khi chi phí vay mượn vẫn ở mức cao, thì doanh nghiệp sẽ phải tính vào giá thành sản phẩm, qua đó phần nào tác động đến áp lực lạm phát.
Các chuỗi cung ứng hàng hóa hiện nay không còn bình thường. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng lớn, bất kỳ sự cố nào cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn vận tải toàn cầu.
Kinh tế xanh, tuần hoàn đại diện bởi chip, chất bán dẫn, pin lithium, tấm năng lượng mặt trời - trước đó là các loại khoáng sản đặc biệt quan trọng như đất hiếm, than chì, nikel, đồng, cobalt,.. Tất cả đều chưa hình thành chuỗi cung ứng ổn định.
Điều đó có nghĩa rằng, nếu Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào siết chặt nguồn cung, lạm phát sẽ xuất hiện ngay tức khắc. Hơn nữa, cơ chế toàn cầu giúp tháo gỡ khủng hoảng đã mất đi nhiều tác dụng.
Một loạt sản phẩm mới sản xuất tại Trung Quốc bị Mỹ tăng thuế nhập khẩu, phát sinh chi phí đáng kể cho khách hàng, đồng thời ngay tại nơi sản xuất, chính phủ sở tại không loại trừ khả năng tăng cường giải ngân trợ cấp cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm