Loạt cổ phiếu thuộc hệ sinh thái FLC có dấu hiệu phục hồi khi lực cầu bắt đáy, nhất là khối ngoại xắn tay vào "giải cứu" gần 100 triệu cổ phiếu nằm sàn của Tập đoàn này trong nhiều phiên vừa qua...
>>>Ông Đặng Tất Thắng chủ trì cuộc họp đầu tiên tại FLC trên cương vị Chủ tịch HĐQT
Cụ thể, trong nhóm cổ phiếu hệ sinh thái của Tập đoàn, gần 53 triệu cổ phiếu FLC giá sànvà 46 triệu cổ phiếu ROS giá sàn đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua vào. Đóng cửa phiên giao dịch FLC ghi nhận giảm lần lượt 1,4% xuống 10.850 đồng/cp và ROS giảm 2% xuống 6.920 đồng/cp với khối lượng giao dịch khủng. Riêng FLC gần 100 triệu cổ phiếu được khớp lệnh; cổ phiếu ROS hơn 88 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Hai cổ phiếu này có thanh khoản cực khủng trên thị trường trong phiên 1/4.
Đặc biệt, tín hiệu "giải cứu" thể hiện rõ hơn ở các cổ phiếu còn lại trong hệ sinh thái của FLC. Cụ thể, KLF CFS và ART trên sàn HNX đều tăng 10% lên lần lượt 5.500 đồng/cổ phiếu và 8.800 đồng/cổ phiếu. Tại sàn HOSE, hai mã là HAI và AMD sau 4 phiên giảm sàn liên tiếp đã quay đầu tăng trần 6,9%.
Vậy vì sao nhóm cổ phiếu trong hệ sinh thái của FLC được giải cứu?
Khối ngoại mua ròng cổ phiếu FLC - Hệ sinh thái này có gì?
Theo ông Nguyễn Hữu Điều - Nhà đầu tư trên sàn VPBS, nhóm này được giải cứu vì giá cổ phiếu đã về chạm vùng đáy nhiều năm qua, bên cạnh đó lực mua lớn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng là nguyên nhân khiến cho cổ phiếu này về sát tham chiếu trong phiên chiều.
Như Diễn Đàn Doanh Nghiệp đã đưa tin, 04 phiên giao dịch vừa qua khối ngoại đã liên tiếp mua ròng cổ phiếu FLC: Ngày 29/3, khối ngoại mua vào 292.900 cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch 3,705 tỷ đồng, chiếm 9% giao dịch mua trên toàn thị trường; Ngày 30/3 khối ngoại tiếp tục mua vào 265.400 cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch 3,313 tỷ đồng chiếm 15% giao dịch trên toàn thị trường; Ngày 31/3 khối ngoại vẫn tiếp tục mua vào 370.300 cổ phiếu tổng giá trị giao dịch 4,1 tỷ đồng và ngày 1/4 khối ngoại tiếp tục mua vào 1,5 triệu cổ phiếu FLC với tổng giá trị 16 tỷ đồng. Điều này cho thấy tài sản của Tập đoàn này vẫn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, việc Tập đoàn công bố ông Đặng Tất Thắng đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT cho thấy FLC vẫn tiếp tục hoạt động, cũng là 1 trong những động thái trấn an nhà đầu tư có hiệu ứng tích cực khi cổ phiếu này tiếp tục bị khoá sàn trong nhiều phiên giao dịch vừa qua...
FLC được biết đến nhiều trên thị trường bắt đầu từ tháng 10/2011, khi cổ phiếu FLC chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Đến ngày 22/11/2010, Công ty Cổ phần FLC chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 170 tỷ đồng. FLC cũng được biết là chủ hàng trăm dự án bất động sản nổi bật trải dài từ Bắc đến Nam. Trước thời điểm ông Trịnh Văn Quyết bị tạm giam và khởi tố, FLC vẫn liên tiếp công bố kế hoạch đầu tư vào loạt dự án mới và nghiên cứu đầu tư, xúc tiến pháp lý cho gần 300 dự án...
Có thể bạn quan tâm