LTS: Như vậy sau nhiều phản ánh của báo chí và doanh nghiệp nói chung, Diễn đàn Doanh nghiệp nói riêng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ...
tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu gạo trong thời gian qua, để làm rõ có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2020.
Trong khi kho dự trữ quốc gia chưa mua được gạo, nhưng giá gạo tăng cao đã làm cho ngành chức năng “lúng túng”, tiền hậu bất nhất trong điều hành xuất khẩu gạo.
An ninh lương thực quốc gia đối với mặt ngành hàng lúa gạo được quy định bởi 2 nguồn chính đó là nguồn tạm trữ của Tổng cục Dự trữ và dự trữ lưu thông 5% lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng của doanh nghiệp theo Nghị định 107/2018 của Chính phủ.
Ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ, cho biết, thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 21/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia (DTQG), năm 2020 Tổng cục Dự trữ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ mua 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia.
Để triển khai thực hiện, Tổng cục dự trữ đã tổ chức đấu thầu mua gạo vụ Đông xuân Nam bộ năm 2020. Kết quả, đến hết ngày 8/4/2020, trong tổng số 190.000 tấn gạo kế hoạch đấu thầu có 12.000 tấn không có nhà thầu trúng thầu; 178.000 tấn gạo có nhà thầu trúng thầu nhưng mới chỉ ký được hợp đồng 7.700 tấn gạo. Nguyên nhân các đơn vị trúng thầu từ chối ký hợp đồng là do giá gạo trên thị trường cao hơn mức giá trúng thầu.
Nhằm để hạn chế giá gạo “tăng nóng” để các đơn vị trúng thầu mua đủ lượng gạo cho dự trữ Bộ Tài chính đã 2 lần gửi Công văn Bộ Công Thương tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường đến hết ngày 15/6.
Chung quy câu chuyện lúng túng trong điều hành xuất khẩu gạo bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia như Philippines, Trung Quốc... tăng trong khi nguồn thế giới cung hạn hẹp, giá tăng cao. Nhiều đơn vị trúng thầu cung cấp gạo cho Tổng cục dự trữ với giá chỉ hơn 9.000 đồng/kg nhưng giá thị trường tại thời điểm giao gạo lên đến 10.000 đồng/kg nên nhiều đơn vị trúng thầu chấp nhận mất tiền đảm bảo dự thầu từ 1-3% mà không thực hiện ký hợp đồng giao gạo. Mục đích của việc đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo của Bộ Tài chính đề xuất là nhằm để giá gạo chựng lại, Tổng cục Dự trữ mua được đủ lượng gạo dự trữ, sau đó sẽ mở cửa thị trường gạo xuất khẩu trở lại.
Tuy nhiên, dưới sức ép từ nông dân, doanh nghiệp và qua đánh giá lại sản lượng lương thực, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu trở lại nhưng có kiểm soát sản lượng.
Có thể bạn quan tâm
13:59, 22/04/2020
13:30, 22/04/2020
13:30, 22/04/2020
13:30, 22/04/2020
22:43, 21/04/2020
18:12, 21/04/2020
16:19, 21/04/2020
20:45, 20/04/2020
17:35, 20/04/2020
17:02, 20/04/2020
15:41, 20/04/2020
17:33, 19/04/2020
Theo phân tích của ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Trung An: Một số doanh nghiệp trúng thầu bán gạo cho Tổng cục Dự trữ với giá giá 9.200đ/kg, đến lúc giao hàng giá thị trường khoảng 10.000 đồng/kg, như vậy nếu giao 190.000 tấn thì đơn vị trúng thầu phải bù lỗ khoảng 150 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại chọn giải pháp dừng xuất khẩu để “đè” giá gạo như diễn biến trong những ngày qua đã làm thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Rồi cuối cùng Tổng cục Dự trữ cũng phải đấu thầu lại các gói thầu cung cấp gạo theo giá thị trường, như vậy biện pháp của Bộ Tài chính không tiết kiệm được cho ngân sách mà còn gây thiệt hại nặng nề cho nông dân, doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam đề xuất: “Trước tiên quy trình đấu thầu phải minh bạch; Thứ hai, tại khoản 3 điều 11 luật đấu thầu, doanh nghiệp chỉ phải nộp tiền bảo đảm dự thầu mức từ 1 - 3% giá trị gói thầu, như vậy số tiền này không đủ lớn để ràng buộc doanh nghiệp nên cần tăng tỉ lệ này cao hơn, 5 - 7%, để doanh nghiệp trúng thầu có trách nhiệm; Thứ ba, cần điều chỉnh lại chỉ 7 ngày sau khi trúng thầu, các doanh nghiệp phải ký hợp đồng cung ứng; Thứ tư, cần quy định các công ty trúng thầu không hoàn thành nghĩa vụ cung ứng, sẽ bị cấm đấu thầu ít nhất trong 2 năm tiếp theo”.