Đề xuất cho xuất khẩu gạo trở lại không cần hạn ngạch

Đình Đại 22/04/2020 13:59

Đó là ý kiến của lãnh đạo nhiều địa phương tại ĐBSCL và các doanh nghiệp tại buổi làm việc liên quan đến công tác điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn mặn.

Không cần hạn ngạch

Chủ trì Hội nghị về tình hình lượng gạo hàng hóa ở cảng phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo do Bộ Công thương tổ chức sáng 22/4 tại TP.HCM do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chủ trì.

Đại diện UBND tỉnh Long An cho biết tình hình thực tế về thu hoạch vụ đông xuân và xuống giống vụ hè thu cho thấy nguồn cung lúa gạo tại tỉnh này dồi dào, sản lượng dư cho tiêu dùng và xuất khẩu. 

"Với tình hình như hiện tại đề nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường không cần phải cấp hạn ngạch tháng nữa"  - đại diện Long An cho biết.

Vị đại diện tỉnh Long An nhận định tình hình dịch bệnh khiến nhu cầu gạo ở một số nơi tăng lên. Do vậy, Việt Nam nên quan tâm đến thời cơ này. Còn về an ninh lương thực, có thể thực hiện giải pháp giao địa phương lưu kho trên địa bàn tỉnh thay vì mua dự trữ.

Lãnh đạo các địa phương đề xuất Chính phủ cho xuất khẩu gạo trở lại mà không cần cấp hạn ngạch.

Lãnh đạo các địa phương đề xuất Chính phủ cho xuất khẩu gạo trở lại mà không cần cấp hạn ngạch.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ đề nghị, cho phép doanh nghiệp tiếp tục mở tờ khai xuất khẩu, trong đó ưu tiên những tờ khai đã mở trong tháng 3 nhưng chưa xuất được.

"Chúng tôi đã chuyển ra cảng 76.181 tấn; trong đó, hơn 46.000 tấn đã mở tờ khai từ tháng 3". Ông Nam thông tin thêm và cho rằng cuộc họp hôm nay, cần thống nhất làm sao để có thể đưa hàng đi sớm.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhắc lại trong cuộc họp của Thủ tướng với Thường trực Chính phủ ngày 23/3, căn cứ vào số liệu thống kê tổng quát, các cơ quan nhận định có rủi ro lớn về vấn đề cung gạo, an ninh lương thực quốc gia đứng trước mối đe dọa nghiêm trọng.

Cụ thể, tính đến 15/3, đã xuất khẩu 1,3 triệu tấn gạo, tương ứng mỗi ngày xuất 25.000 tấn. Nếu tốc độ này được duy trì, đến cuối tháng 5, có thể xuất thêm 1,8 - 1,9 triệu tấn gạo bởi thời điểm đó, nhiều nước có chiến lược hút gạo rất lớn từ Việt Nam. Trong khi đó, cân đối cung cầu cho thấy chỉ có hơn 3 triệu tấn trước khi vụ hè thu thu hoạch xong.

Có thể bạn quan tâm

  • Cho phép xuất khẩu gạo nếp trong tháng 4/2020 theo nhu cầu thị trường

    Cho phép xuất khẩu gạo nếp trong tháng 4/2020 theo nhu cầu thị trường

    13:30, 22/04/2020

  • [Xuất khẩu gạo] Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị truy trách nhiệm

    [Xuất khẩu gạo] Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị truy trách nhiệm

    22:43, 21/04/2020

  • [XUẤT KHẨU GẠO] An Giang đã xuất được 55.000 tấn gạo trong hạn ngạch và tiếp tục chờ… giờ G

    [XUẤT KHẨU GẠO] An Giang đã xuất được 55.000 tấn gạo trong hạn ngạch và tiếp tục chờ… giờ G

    18:12, 21/04/2020

  • Vì sao phải thanhp/tra xuất khẩu gạo: Đẩy doanh nghiệp vào HÊN - XUI

    Vì sao phải thanh tra xuất khẩu gạo: Đẩy doanh nghiệp vào HÊN - XUI

    20:41, 21/04/2020

  • Bộ Công Thương lý giải vì sao không đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu gạo

    Bộ Công Thương lý giải vì sao không đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu gạo

    16:19, 21/04/2020

  • Tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn để

    Tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn để "gỡ khó" cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

    20:45, 20/04/2020

  • Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra đột xuất vụ xuất khẩu gạo

    Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra đột xuất vụ xuất khẩu gạo

    17:35, 20/04/2020

Doanh nghiệp đang chịu quá nhiều thiệt thòi

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Hồ Hiền - Giám đốc chi nhánh Công ty CP Lương thực Bình Định (Bidifood) cho biết, gần 10.000 tấn gạo công ty này đưa đến cảng Mỹ Thới trước ngày 24/3 vẫn chưa thể xuất khẩu vì tờ khai hải quan bỗng nhiên bị mất trên hệ thống. 

Điều này, theo ông Hiền, đồng nghĩa với việc các lô gạo này của Bidifood không được thông quan. Do hàng hóa bị "ngâm" từ ngày 23/3 tới nay, doanh nghiệp này đã bị thiệt hại nặng, với chi phí phải chi ra lên tới 200 triệu đồng/ngày.

Ông Hiền cho hay ngày 22/4, hai con tàu chở gạo đã chính thức thông báo phạt chúng tôi gần 200.000 USD, chưa kể gần 10.000 tấn gạo trên sà lan đợi lên tàu. 

"Công ty chúng tôi có nguy cơ sụp đổ. Đề nghị Bộ Công thương và Bộ Tài chính giải nguy cho chúng tôi" - ông Hiền bức xúc cho biết.

Ngay lập tức ông Trần Quốc Khánh đề nghị Tổng cục Hải quan hỗ trợ thông quan cho Bidifood và các trường hợp tương tự vì các doanh nghiệp ở trường hợp này đang chịu quá nhiều thiệt thòi. 

"Đề nghị tính lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này vào 100.000 tấn ứng thêm trong lượng xuất khẩu thêm tháng 4. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân cho đề nghị này vì không để doanh nghiệp thiệt hại thêm nữa", ông Khánh nhấn mạnh.

Ông Khánh còn khẳng định cơ quan quản lý sẵn sàng chịu trách nhiệm trước nhân dân trong điều hành xuất khẩu gạo. Ông thừa nhận việc điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua có gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp nhưng đây là tình huống ảnh hưởng bởi an ninh lương thực, dịch bệnh và xâm ngập mặn phức tạp. 

Thứ trưởng Bộ Công thương mong nhận được sự chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp trước tình huống đặc biệt lần đầu phải đối mặt như hiện nay. “Không riêng doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hàng loạt doanh nghiệp các lĩnh vực khác cũng đang bị thiệt hại trong dịch bệnh và sẵn lòng chung tay cùng Chính phủ trong bối cảnh này” - ông Khánh phát biểu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề xuất cho xuất khẩu gạo trở lại không cần hạn ngạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO