Cổ phiếu SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội tiếp tục thu hút dòng tiền với khối lượng thanh khoản lớn nhất dòng ngân hàng trong rổ VN30.
>>>Theo sát nhóm cổ phiếu ngân hàng
Phiên giao dịch ngày 11/1, cổ phiếu SHB tiếp tục hút dòng tiền với 46 triệu cổ phiếu khớp lệnh, đạt tổng giá trị giao dịch lên tới 551 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 2 SHB bùng nổ thanh khoản, tiếp theo phiên liền trước.
Cổ phiếu SHB trở thành tâm điểm nhóm ngân hàng khi chiếm tới gần 1/5 giá trị giao dịch toàn ngành trong phiên. Trước đó, phiên giao dịch ngày 10/1, hơn 94,3 triệu cổ phiếu SHB đã được khớp lệnh và cũng là mức giao dịch với thanh khoản lớn của cổ phiếu SHB trong rổ VN30 kể từ khi lọt rổ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/1, cổ phiếu SHB tăng 2,6% lên 12.000 đồng/cp. Như vậy, SHB tiếp tục bảo vệ chuỗi 11 phiên chưa bị điều chỉnh.
Bên cạnh giao dịch “khủng” tại SHB, nhóm Big 3 ngân hàng niêm yết (có vốn nhà nước) như VCB, BID, CTG tiếp tục điều chỉnh nhưng vẫn giữ vị thế dẫn dắt thị trường. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu ngân hàng đang dẫn dắt thị trường.
Với SHB, dù chưa công bố tình hình kinh doanh quý IV/2023 nhưng báo cáo tài chính quý III/2023 với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đã hoàn thành 80% kế hoạch cả năm.
>>>SHB tiếp tục được vinh danh “Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất”
Cụ thể, SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý III/2023 đạt 2.425 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận ngân hàng ở mức 8.509 tỷ đồng, giảm 6% so với 9 tháng đầu năm 2022. Đóng góp vào kết quả kinh doanh 9 tháng qua chủ yếu vẫn đến thu nhập lãi thuần, với quý III đạt 4.241 tỷ đồng (tương đương cùng kỳ năm ngoái) và 9 tháng đạt 13.325 tỷ, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Mảng kinh doanh ngoại hối của SHB là điểm sáng có lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng, gấp hơn 4 lần trong quý III đạt 111 tỷ đồng và 9 tháng tăng trưởng 120% đạt 245 tỷ đồng. Chi phí hoạt động của SHB tăng khá mạnh do ngân hàng đầu tư lớn vào công nghệ và ngân hàng số. Quý III, ngân hàng ghi nhận chi phí 1.517 tỷ đồng, tăng tới 44,9% so với cùng kỳ, luỹ kế 9 tháng đầu năm chi phí tăng 27%.
Tuy nhiên phần dự phòng rủi ro tín dụng không tăng nhiều nên lợi nhuận 9 tháng vẫn giữ được nhịp khi chỉ giảm 6% so với cùng kỳ năm trước và đang nằm trong top 6 ngân hàng tư nhân lãi cao nhất, chỉ sau Techcombank, ACB, HDB, VPB và VIB. Tại thời điểm 30/09/2023, tổng tài sản của SHB đạt 596 nghìn tỷ đồng, tăng 8,13% so với đầu năm. Dư nợ cấp tín dụng đạt 430 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; huy động vốn trên thị trường 1 đạt gần 475 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng tiền gửi của khách hàng đạt hơn 424 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cuối năm 2022.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN về tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2023, SHB đã đẩy mạnh việc cấp vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên phát triển như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, tài trợ chuỗi… Bên cạnh đó, SHB cũng đã triển khai nhiều chương trình tín dụng như giảm lãi suất vay từ 1%-3%, ưu đãi về hạn mức, rút ngắn thủ tục, quy trình cấp tín dụng,…để đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp. Quy mô các gói ưu đãi lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng dành cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, các khách hàng thân thiết và sử dụng nhiều dịch vụ của SHB.
Trong quý III/2023, SHB đã phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%, qua đó tăng vốn điều lệ lên 36.194 tỷ đồng, đứng trong Top 4 ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất hệ thống.
Dựa trên kế hoạch kinh doanh 2023 của SHB, Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) ước tính P/B 2023F của ngân hàng ở mức 0,9x, ngang bằng mức P/B trung vị 5 năm của SHB là 1.0x và thấp hơn so với P/B toàn ngành 1.5x. ABS ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 của SHB đạt 11.200 tỷ (+16%). ROE đạt ~20%. Giá trị sổ sách 2023F là 14.000 đồng/cp. Tại mức giá hiện tại, SHB đang được giao dịch tại mức P/B 2023F 0,9x lần.
Đánh giá về kỹ thuật cổ phiếu SHB, theo Công ty Chứng khoán CTS, mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là "tích cực". SHB đã thoái 50% vốn tại SHBFinance, giúp ngân hàng bổ sung thặng dư vốn. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu của SHB cũng giảm từ 2,81% xuống còn 2,57%, điều này đã giúp cải thiện chất lượng tài sản của SHB.
Hiện tại cổ phiếu SHB ghi nhận diễn biến chỉ báo MACD tích cực kết hợp cùng với chỉ báo định hướng trung bình ADX hiện tại nằm ở mức 28,30 cho thấy tiềm năng tăng giá trong ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế mua cổ phiếu SHB ở vùng giá 11.950–12.250 đồng. CTS nhận định cổ phiếu SHB có thể biến động tích cực trong thời gian tới. Theo đó, nhà đầu tư có thể tham khảo kịch bản tăng giá dự kiến của cổ phiếu SHB. Vùng giá mua: 11.950–12.250 đồng; Ngưỡng giá chốt lời mục tiêu 1: 13.400 đồng, lợi nhuận dự kiến 12%; Ngưỡng giá chốt lời mục tiêu 2: 14.900 đồng, lợi nhuận dự kiến 24% và ngưỡng cắt lỗ khi giá đóng cửa của SHB dưới 10.800 đồng…
Có thể bạn quan tâm
SHB mở mới liên tiếp 2 Chi nhánh, thâm nhập sâu rộng thị trường tài chính Đông Bắc Bộ
17:00, 20/12/2023
SHB được vinh danh top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất
17:29, 18/12/2023
Khánh thành “Trung tâm thực hành Tài chính Ngân hàng SHB – VNU” tại Đại học Quốc gia Hà Nội
10:03, 11/12/2023
T&T Group, SHB và PV Power ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
16:00, 22/11/2023