Các chuyên gia thuộc tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cân nhắc đến việc sẽ hủy bỏ việc công bố báo cáo sơ bộ về chuyến công tác tới Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo tờ Wall Street Journal, ý định hủy bỏ công bố báo cáo của nhóm có liên quan tới tình hình gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington về cuộc điều tra. Đồng thời, các nhà khoa học quốc tế đang hối thúc mở thêm một cuộc điều tra mới.
Lí giải về điều này, Peter Ben Embarek, trưởng đoàn công tác ở Vũ Hán, nhóm công tác của WHO cho rằng, "theo định nghĩa thì một bản báo cáo tóm tắt không bao gồm mọi chi tiết", và "sẽ không làm thỏa mãn sự tò mò của độc giả. Bản báo cáo cuối cùng sẽ được công bố trong thời gian tới.
Đã có nhiều tranh cãi nổ ra sau khi các nhà điều tra của WHO công bố kết quả chuyến đi tại Vũ Hán. Sự chậm trễ trong việc công bố các phát hiện, cùng với việc các nhà khoa học không được tiếp cận với nguồn dữ liệu thô tại Trung Quốc, đã làm cộng đồng nghiên cứu nghi ngờ về tính minh bạch xung quanh các tuyên bố về nguồn gốc dịch bệnh COVID-19.
Trên thực tế, mặc dù nhóm điều tra đã bác bỏ giả thuyết rằng virus gây COVID-19 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Viện Virus học trong một cuộc họp báo trước khi rời Trung Quốc. Nhưng sau đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros cho rằng, các giả thiết vẫn đang bỏ ngỏ.
Tuy nhiên, chuyên gia Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers cho rằng, một số thông tin từ cuộc điều tra có thể cần được chú ý. Ông cho biết, mặc dù giới khoa học đều loại bỏ thuyết âm mưu cho rằng, virus SARS-CoV-2 đã được cố ý tạo ra để làm vũ khí sinh học, nhưng đa số đều tin rằng virus xuất phát từ phòng thí nghiệm thông qua các nghiên cứu, hoặc lây nhiễm tự nhiên từ động vật sang người. .
“Nhiệm vụ đến Vũ Hán không thay đổi lý thuyết chính về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học cho rằng dơi là vật chủ mang virus gây bệnh, và rất có thể và chúng đã truyền nó cho một loài động vật khác, từ đó virus đã lây truyền sang người”, chuyên gia Ebright nhận định.
Chuyên gia này cũng phân tích thêm, dù có những khả năng khác, ví dụ như dơi có thể là vật chủ lây nhiễm trực tiếp cho con người, nhưng theo nhóm của WHO và các đối tác Trung Quốc, con đường lây truyền qua loài vật thứ hai vẫn là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. Đây có thể là hướng nghiên cứu mới để các nhà khoa học mở rộng điều tra để có thể đối phó tốt hơn với các chủng virus thuộc họ Corona khác.
Bên cạnh đó, chợ hải sản Vũ Hán, từ lâu đã được cho là nơi có khả năng con người bị nhiễm COVID-19 đầu tiên. Nơi đây chủ yếu kinh doanh thủy sản đông lạnh nhưng cũng bán động vật hoang dã đã được thuần hóa. Trong đó bao gồm thỏ, chuột tre và chồn hôi, vốn là những loài động vật bị nghi ngờ là nhiễm virus.
Tại cuộc họp báo bế mạc của phái bộ WHO, một thành viên trong nhóm điều tra cho biết một số loài động vật trên đã được tìm thấy từ các trang trại ở các khu vực những con dơi mang chủng virus có bộ gen gần giống với virus gây ra COVID-19 cư trú.
Các quan chức y tế Trung Quốc đã hạ thấp vai trò của các chợ buôn bán động vật hoang dã khi lưu ý rằng, chỉ những bề mặt tại chợ được xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus chứ không phải từ các sản phẩm động vật. Do đó, giới chuyên gia cho rằng, trọng tâm các cuộc điều tra trong tương lai cần xem xét kĩ hơn tại các chợ buôn động vật tại Trung Quốc.
Filippa Lentzos, một giảng viên cao cấp về khoa học và an ninh quốc tế tại King's College London đánh giá, để có được một cuộc điều tra đáng tin cậy cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa và có sự tham gia nhiều hơn từ các quốc gia lớn. Thậm chí, chuyên gia này gợi ý, vấn đề điều tra nguồn gốc virus cần được đưa ra Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi tất cả các quốc gia trên thế giới có thể bỏ phiếu về việc tổ chức thực hiện các cuộc điều tra trong tương lai.
“Dựa trên những gì chúng tôi biết cho đến nay, cuộc điều tra của WHO đã không có đầy đủ dữ liệu đầy đủ ”ông nói trong một email. “Quan trọng nhất, không có sự minh bạch đầy đủ và không có quyền truy cập vào dữ liệu thô và hồ sơ chính. Việc hủy báo cáo điều tra tạm thời là điều cần thiết”.
Có thể bạn quan tâm
Chuyên gia WHO: Có thể nghiên cứu hang dơi để tìm nguồn gốc virus SARS-CoV-2
15:20, 05/02/2021
Vì sao WHO nói không cần gia tăng lo ngại với chủng virus SARS-CoV-2 ở Đà Nẵng?
03:16, 30/07/2020
Mỹ và WHO, vì đâu tan vỡ?
16:20, 30/05/2020
"Yếu tố Trung Quốc" là cớ để Mỹ dọa cắt tài trợ cho WHO?
17:05, 20/05/2020