Viễn cảnh trật tự kinh tế thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Trật tự kinh tế thế giới được Mỹ và phương Tây tạo ra từ sau Thế chiến thứ II có vai trò lớn đem lại sự thịnh vượng cho kinh tế thế giới cho đến nay.

>> Trật tự thế giới mới đè nặng lạm phát và tỷ giá

Dù trật tự kinh tế thế giới đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng Mỹ và phương Tây dần sẽ lấy lại sức mạnh tương quan với Trung Quốc.

Trung Quốc thiết lập Hệ thống Thanh toán xuyên Biên giới (CIPS) dành riêng cho thanh toán toàn cầu của đồng NDT.

Trung Quốc thiết lập Hệ thống Thanh toán xuyên Biên giới (CIPS) dành riêng cho thanh toán toàn cầu của đồng NDT.

Thách thức từ Trung Quốc

Với qui mô GDP lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, Trung Quốc tất yếu trở thành một thế lực kinh tế lớn có sức chi phối trên thế giới. Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) nhằm tạo vùng ảnh hưởng kinh tế và chính trị qui mô toàn cầu giúp Trung Quốc có thêm nhiều quyền lực.

Bên cạnh đó, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất trong BRICS, Trung Quốc càng thuận lợi trong việc tăng cường quyền lực toàn cầu về kinh tế, thương mại và đầu tư.

Quyền lực của Trung Quốc trong nội bộ các định chế toàn cầu cũng tăng mạnh. Trung Quốc thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT), đòi thêm quyền biểu quyết ở IMF, phớt lờ những quy tắc của WTO trong ứng xử thương mại toàn cầu…

Về hệ thống thể chế, Trung Quốc chỉ đang thử nghiệm nhằm tạo ra một số thay đổi có lợi cho mình. Hành động đáng kể nhất là việc Trung Quốc thiết lập Hệ thống Thanh toán xuyên Biên giới (CIPS) dành riêng cho thanh toán toàn cầu của đồng NDT. Nhưng hiện tại, CPIS chỉ mang tính thử nghiệm vì hệ thống này hoạt động nhờ vào nền tảng của SWIFT.

Tương tự, để cạnh tranh với quyền lực của Mỹ và phương Tây ở WB, Trung Quốc thúc đẩy thiết lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AII) và cùng với BRICS thiết lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB). Hai ngân hàng này có chức năng tương tự như WB nhưng tuân theo lợi ích của Trung Quốc và đồng minh.

>> "Lộ diện" yếu tố sẽ quyết định trật tự thế giới mới

Về qui tắc và giá trị, Trung Quốc đã thực thi phá giá tiền tệ tạo lợi thế cạnh tranh, trợ cấp nhà nước cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bí quyết thương mại, bán phá giá…

CPIS chỉ mang tính thử nghiệm vì hệ thống này hoạt động nhờ vào nền tảng của SWIFT

CPIS chỉ mang tính thử nghiệm vì hệ thống này hoạt động nhờ vào nền tảng của SWIFT

Triển vọng phía trước

Trước những thách thức nói trên từ Trung Quốc, Chính quyền Trump đi đầu trong việc thực thi chính sách phân rã và cô lập Trung Quốc nhằm bảo vệ trật tự kinh tế thế giới hiện hành. Sau đó, Chính quyền Biden tiếp tục các chính sách này nhưng tăng thêm biện pháp.

Chính quyền Biden liên kết chặt chẽ với các đồng minh nhằm tạo thêm sức mạnh cho cuộc cạnh tranh, điều mà chính quyền Trump không làm. Ông Biden siết chặt và thậm chí ngăn chặn chuyển giao công nghệ cao sang Trung Quốc, ngăn Trung Quốc tiếp cận nguồn vốn của Mỹ và thế giới, chống đánh cắp sở hữu trí tuệ, chuyển các chuỗi cung ứng chiến lược khỏi Trung Quốc, cô lập Trung Quốc bằng việc thành lập các nhóm liên minh như Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF), Sáng kiến Cổng Toàn cầu của EU…

Những thách thức từ Trung Quốc đối với trật tự kinh tế thế giới hiện nay vẫn sẽ tồn tại nhưng mức độ đe dọa sẽ giảm dần. Lý do cơ bản giải thích điều này là trong khi Mỹ và đồng minh đang mạnh trở lại thì Trung Quốc lại đang suy yếu.

Tại sao vậy? Thứ nhất, nhờ chiến lược đưa các chuỗi cung ứng quan trọng trở về Mỹ và đồng minh, nhờ khoản chi tiêu khổng lồ gần 2 nghìn tỷ USD nâng cấp cơ sở hạ tầng, giáo dục, công nghệ tin học trong 10 năm tới mà Mỹ và đồng minh đang thu hút dòng vốn, công nghệ, việc làm về mình. Đây là lý do giải thích nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt (dự báo gần 3% năm 2023) bất chấp lãi suất tăng cao kỷ lục lên 5,75%. Qui mô GDP, trình độ công nghệ cao của Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục tăng trong nhiều thập kỷ tới nhờ chiều hướng này.

Thứ hai, Trung Quốc đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn bên trong, bên ngoài và đang suy yếu rõ rệt. Khu vực bất động sản sụp đổ có nguy cơ kéo theo cả khu vực ngân hàng và cả nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng và kéo dài, thất nghiệp tăng cao trong khi dân số lại già đi nhanh chóng, xuất khẩu gặp khó trong khi tiêu dùng nội địa lại suy yếu, nợ nần trong nền kinh tế khiến tăng trưởng gặp khó… Tất cả cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể đang bước vào thời kỳ nhiều thập kỷ mất mát như Nhật Bản.

Mỹ và phương Tây dần sẽ lấy lại sức mạnh tương quan với Trung Quốc và trật tự kinh tế thế giới hiện hành sẽ dần lấy lại sự ổn định và tuân thẹo các qui tắc và giá trị truyền thống.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Viễn cảnh trật tự kinh tế thế giới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714360188 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714360188 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10