Việt Nam - Belarus: Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa có thế mạnh

Diendandoanhnghiep.vn Kinh tế Việt Nam và Belarus có tính bổ sung và không cạnh tranh với nhau. Hai bên cần đẩy mạnh xuất nhập khẩu các mặt hàng có nhu cầu và thế mạnh.

Đây là đánh giá tại cuộc hội đàm của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Chính phủ Belarus Igor Lyashenko, ngày 13/12.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ gặp gỡ các lãnh đạo bộ, ngành của Belarus. Ảnh: Thành Chung

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ gặp gỡ các lãnh đạo bộ, ngành của Belarus. Ảnh: Thành Chung

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Belarus của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã hội đàm với Phó Thủ tướng Chính phủ Belarus Igor Lyashenko nhằm trao đổi về các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Belarus.

Hai Phó Thủ tướng cùng cho rằng, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Belarus phát triển tích cực thời gian qua nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Kinh tế Việt Nam và Belarus có tính bổ sung và không cạnh tranh với nhau. Hai bên cần đẩy mạnh xuất nhập khẩu các mặt hàng hai nước có nhu cầu và thế mạnh như xe tải, thiết bị, phụ tùng, phân bón, sữa từ Belarus và nông thuỷ sản, dệt may và giày dép từ Việt Nam.

Hai bên thống nhất cần tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên, trong đó cần thúc đẩy hoạt động hiệu quả của Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam- Belarus và các khoá họp của Uỷ ban liên chính phủ Việt Nam- Belarus và Chương trình hợp tác về lĩnh vực kinh tế giữa hai nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Phó thủ tướng Igor Lyashenko đề nghị cần thúc đẩy các hình thức hợp tác mới, bao gồm tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai nước thành lập các liên doanh sản xuất các mặt hàng thế mạnh của nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa của Việt Nam và Belarus, tiến tới xuất khẩu sang thị trường ASEAN và Liên minh kinh tế Á- Âu.

Trong đó hai bên nhất trí hỗ trợ thực thi Nghị định thư về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ tại Việt Nam đối với Liên doanh MAZ Asia; thúc đẩy thành lập các liên doanh bảo dưỡng cho các sản phẩm xe tải, xe khách cũng như máy kéo MTZ tại Việt Nam… Các biện pháp này sẽ góp phần sớm nâng kim nghạch thương mại hai chiều lên 500 triệu USD, như mục tiêu được lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Hai Phó Thủ tướng đã trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và Belarus trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kĩ thuật quân sự cũng như thúc đẩy hợp tác địa phương bao gồm giữa Hà Nội và Minsk, Hải Phòng và Vitevsk. Phó Thủ tướng Igor Lyashenko cũng thông báo Chính phủ Belarus đã quyết định đáp ứng đề nghị của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về việc cấp học bổng cho các học sinh Việt Nam trong thời gian học dự bị tiếng Nga tại Belarus, áp dụng từ năm 2020.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Belarus, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã thăm công ty công nghệ cao ADANI, nhà máy sản xuất ô tô, xe tải MAZ- những doanh nghiệp hàng đầu của Belarus đang hợp tác với Việt Nam. Trước đó vào tháng 9/2019, Phó Thủ tướng Igor Lyashenko cũng đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam - Belarus: Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa có thế mạnh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714212064 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714212064 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10