Việt Nam có gì và cần gì cho nền kinh tế sáng tạo?

Diendandoanhnghiep.vn Lần đầu tiên Việt Nam lọt vào top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới do công ty dịch vụ thông tin danh tiếng Bloomberg xếp hạng dựa trên 7 tiêu chí phổ quát.

Bảy tiêu chí được đánh giá để xếp hạng gồm có: đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D); giá trị gia tăng trong ngành sản xuất; năng suất lao động; mức độ tập trung của các công ty đại chúng trong lĩnh vực công nghệ cao; hiệu quả của giáo dục bậc cao; mức độ tập trung của các nhà nghiên cứu; và hoạt động bằng sáng chế.

p/Vị trí và điểm số của Việt Nam trong xếp hạng 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới của Bloomberg (Nguồn: Bloomberg)

Vị trí và điểm số của Việt Nam trong xếp hạng 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới của Bloomberg (Nguồn: Bloomberg)

Bộ não của nền kinh tế

Nhìn vào các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng này như Hàn Quốc, Đức, Singgapore… có thể thấy, công nghiệp sáng tạo là bộ não của nền kinh tế sáng tạo.

Có một vị CEO trẻ từng nói ở Diễn đàn kinh tế Việt Nam rằng, có 4 dạng doanh nghiệp cơ bản cho một nền kinh tế hiện nay. Dạng thứ nhất là các công ty phát triển dựa trên khai thác tài nguyên; dạng thứ 2 là các công ty dựa trên việc làm ăn đầu cơ; dạng thứ 3 là các công ty dựa lên nguồn lực lao động giá rẻ và dạng thứ 4 là các công ty phát triển dựa trên sự sáng tạo.

Để có một nền kinh tế sáng tạo, cần có đội ngũ doanh nghiệp ở dạng thứ 4. Sự sáng tạo ở đây có nhiều cách hiểu, có thể là đột phá cung cách quản lý vận hành, khai phá ngành nghề mới mẻ…

Đâu là hướng đi cho Việt Nam?

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét: “Đại gia Việt chủ yếu làm giàu từ bất động sản và khai thác tài nguyên”. Thực tế, Việt Nam chưa có ngành kinh tế xương sống mang tính dân tộc để làm động lực.

Sáng tạo và chế tạo phụ thuộc lớn vào các tập đoàn 100% vốn FDI, điển hình là Samsung. Khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm lợi ích lớn về cơ sở hạ tầng, nguồn lực phát triển song chưa tỏ rõ được vai trò và sức mạnh dẫn đến hoang phí nguồn lực. Vì vậy, Việt Nam tuy lọt top 60 nền kinh tế sáng tạo nhưng sự sáng tạo chủ yếu được mang về từ bên ngoài.

  Danh hiệu “nền kinh tế sáng tạo” rất có ý nghĩa với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Trong công nghiệp chế tạo, tỷ trọng nhóm sản phẩm công cao chỉ chiếm trên 20%. Đóng góp của nhóm sản phẩm công nghệ cao chỉ bằng 5,73% GDP và của dịch vụ công nghệ cao chỉ bằng 2,12% GDP. Đây là tỷ lệ rất thấp so với mặt bằng chung của những nền kinh tế sáng tạo cùng được xếp hạng.

Tuy nhiên, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào một nền kinh tế sáng tạo trong tương lai không xa, khi những năm gần đây, Việt Nam nổi lên một vài nhân tố mới cho kinh tế sáng tạo.

FPT đã mua lại công ty công nghệ Intellinet của Mỹ và bắt đầu xuất khẩu phần mềm ra thế giới, nói như ông Trương Gia Bình “xuất khẩu phần mềm không còn là giấc mơ lãng mạn”.

Vingroup bắt tay sản xuất ôtô, xe điện, điện thoại thông minh và lần đầu tiên một thương hiệu xe hơi “Made in Viet Nam” - Vinfast có mặt tại triển lãm Paris Motor Show danh tiếng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam có gì và cần gì cho nền kinh tế sáng tạo? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714783225 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714783225 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10