[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] An ninh năng lượng dưới góc nhìn chuyên gia

Diendandoanhnghiep.vn DĐDN trân trọng giới thiệu góc nhìn của TS Đoàn Văn Bình - Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 55 của Trung ương.

Ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký, ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW “Về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…

Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị được giới chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng đánh giá cao, trong bối cảnh các Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐ 8) đang được lên kế hoạch triển khai xây dựng…

Nghị quyết 55 nhấn mạnh việc “nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng và cả hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành năng lượng. Các cấp ủy đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần xác định phát triển năng lượng quốc gia là nhiệm vụ quan trọng…

Theo tôi, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam thì không chỉ là dành riêng cho ngành năng lượng, vì chúng ta biết là ngành năng lượng cung cấp năng lượng cho nền kinh tế - giống như là chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Vì vậy cho nên nó liên quan đến tất cả, rất nhiều các bộ ngành và đến từng người dân doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy nó mang tính chất bao trùm.

Ở đây chúng tôi rất mừng và phải nói rất phấn khởi là trong Nghị quyết có nói đến các yêu cầu về tổ chức thực hiện - liên quan đến đặc biệt là các cấp ủy của các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức chỉ đạo về việc thực hiện Nghị quyết này.

Tôi lấy ví dụ như trước đây thì chúng ta cũng có làm nhưng sự nhận thức sâu sắc về việc “nhúng” ngành năng lượng vào trong bối cảnh chung của nền kinh tế chưa được giải quyết một cách thấu đáo - thì trong Phần 3 của Mục nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu - đã đưa ra một điều mà chúng tôi thấy hết sức phấn khởi - đó là cơ cấu lại các ngành tiêu thụ năng lượng đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài để giảm thiểu cường độ năng lượng.

Ở đây nói lên rằng việc sử dụng hiệu quả năng lượng nó sẽ tác động qua lại, nó vừa là nguyên nhân nhưng nó cũng vừa là kết quả của việc cấu trúc lại, cơ cấu của nền kinh tế.

Thế nghĩa là chúng ta có thể sử dụng và phát triển các ngành kinh tế mà sử dụng ít năng lượng, hiệu quả cao hơn nhưng vẫn mang về được thu nhập, lợi nhuận kinh tế cao - thay vì chúng ta phát triển các ngành tiêu tốn quá nhiều năng lượng, gây đến việc tiêu hao quá nhiều vào nguồn năng lượng sơ cấp cũng như ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Theo tôi, để triển khai thực hiện Nghị quyết này thì có rất nhiều công việc chúng ta cần phải làm, và như tinh thần quán triệt của Nghị quyết thì toàn bộ hệ thống chính trị phải vào cuộc.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một số các nhóm vấn đề chính cần phải thực hiện.

Công việc đầu tiên là chúng ta phải đồng bộ về thể chế, về các cơ sở pháp lý, từ việc đồng bộ các luật liên quan đến phát triển năng lượng và điện lực và các ngành liên quan cho đến việc xây dựng các Chiến lược phát triển ngành năng lượng hay Chiến lược phát triển ngành điện, rồi các phân ngành điện, ngành than, dầu khí…

Tiếp theo là phải cụ thể hóa để cuối cùng triển khai thực thi đó là các bản quy hoạch như Quy hoạch phát triển tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia phù hợp với tinh thần của Nghị quyết.

Và đến cấp địa phương thì kết hợp phần Quy hoạch phát triển điện lực của các tỉnh, thành phố nằm trong Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh, thành phố cũng phải được triển khai theo tinh thần của Nghị quyết  55 của Trung ương.

Ở đây nhấn mạnh một ý đã được đưa ra trong Nghị quyết là “phải xây dựng được cơ chế và khung pháp lý để đảm bảo cho việc tuân thủ các quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, xử lý nghiêm đối với các dự án đầu tư chậm triển khai và làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia”…

Thì chúng ta đã biết là bài học trong thời gian vừa qua - khi mà chúng ta làm quy hoạch, nhìn vào bản Quy hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, qua rất nhiều cấp và lấy ý kiến của tất cả các địa phương và những ngành liên quan.

Tuy nhiên đến khi triển khai thì gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn về không đồng bộ giữa hạng mục này với hạng mục kia, khó khăn về giải phóng mặt bằng, khó khăn về chọn địa điểm … Và có những dự án phá vỡ các cam kết vì không huy động được đủ nguồn lực.

Hệ thống có đồng bộ thì khi thực hiện Quy hoạch mới đồng bộ. Chúng ta tránh tình trạng trong Quy hoạch thì ghi vào dự án đến năm này sẽ đưa vào vận hành nhưng trên thực tế thì nó lại không đi vào vận hành được, và nó bị mất đồng bộ trong triển khai, vừa là không đáp ứng được yêu cầu cung cấp năng lượng cho nền kinh tế, vừa là gây thiệt hại cho các nhà đầu tư của các bên… Và vì vậy chúng ta phải làm được cái việc là phải có những chế tài một cách cụ thể và đồng bộ.

Hiện cũng có những ý kiến cho rằng là Nghị quyết số 55 của Đảng có tầm nhìn đến năm 2045 - là một khoảng thời gian khá dài, tuy nhiên chưa nhắc đến một nguồn điện mà chúng ta đã nghiên cứu, và đã có ý định triển khai trong giai đoạn trước - đó là điện hạt nhân.

Ở đây theo tôi nghĩ có ba lý do chính để chúng ta chưa đề cập đến điện hạt nhân trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị lần này.

Thứ nhất, có ý nghĩa nhất là hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ năng lượng tái tạo và các công nghệ năng lượng khác thì điện hạt nhân ngày càng trở nên đắt đỏ so với các công nghệ năng lượng khác, và đối với Việt Nam thì càng đắt đỏ hơn.

Bởi vì chúng ta phải nhập khẩu hầu hết các công đoạn, từ khâu thiết kế, sản xuất vật tư thiết bị, xây lắp và vận hành một nhà máy điện hạt nhân.

Vì vậy cho nên giá thành về sản xuất điện hạt nhân ở Việt Nam đắt hơn nhiều so với ở những nước mà họ làm chủ được công nghệ, tính cạnh tranh về mặt kinh tế của điện hạt nhân nó không thể hiện được rõ trong cuộc đua giữa các nguồn năng lượng khác.

Thứ hai, chúng ta được biết là trên thế giới hiện nay nhiều nước đã và đang làm chậm lại quá trình phát triển điện hạt nhân.

Vì vậy những tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp điện hạt nhân cũng đang gặp rất nhiều khó khăn để duy trì hoạt động của mình, và không tập trung đầu tư nhiều về việc phát triển các công nghệ tiên tiến hơn.

Và vì vậy khi chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào các tập đoàn công nghiệp điện hạt nhân nước ngoài thì rủi ro rất là cao, cả trong quá trình chúng ta lắp đặt, vận hành và cần phải có bảo dưỡng hay là thay thế cũng như đảm bảo các an toàn về hạt nhân… thì đấy cũng là một cách thức rất là lớn.

Thứ ba nữa là chúng ta thấy rằng, nếu lựa chọn điện hạt nhân là một nguồn - khi đưa vào thì rất quan trọng, và vì vậy nó liên quan chặt chẽ đến đảm bảo an ninh quốc gia.

Khi nó đã là ninh quốc gia thì chúng ta phải đầu tư và quản lý bằng nguồn ngân sách của Nhà nước, và nó yêu cầu một nguồn ngân sách rất là lớn.

Và nếu phát triển điện hạt nhân thì là một sự lựa chọn rất là tốn kém.

Trong khi đó chúng ta có những phương án khác - như thay thế bằng nhiệt điện khí chẳng hạn - mà thế giới đang rất phát triển, và các công nghệ của nó cũng ngày càng phát triển.

Và tôi cho rằng, đấy cũng là một sự lựa chọn thay thế cho điện hạt nhân đối với Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu của thế kỷ 21 này rất là tốt.

Hay là chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, và trong tương lai dài hạn thì chúng ta có thể nhìn thấy nguồn năng lượng biển hay năng lượng mới như là hiđrô…

Chúng ta có trên 3000 km bờ biển, và các công nghệ khai thác năng lượng biển ngày càng phát triển. Và đặc biệt ở đây chúng ta lưu ý đến điện gió ngoài khơi. Đấy cũng là nguồn phát triển rất tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Trong Nghị quyết 55 tôi thấy cũng rất phấn khởi đó là đã đưa ra được cả đầu vào của ngành năng lượng là các nguồn sơ cấp và đầu ra là chúng ta sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, dư địa đấy cũng còn khá là lớn, và cơ cấu lại các ngành kinh tế sao cho sử dụng hiệu quả năng lượng hơn…

Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn từ nay đến năm 2045, khi tích hợp các giải pháp này vào thì chúng ta vẫn chưa cần phải xem xét đến điện hạt nhân.

Và như vậy, nó tránh đi cho đất nước một mối lo thường trực về an toàn và an ninh của điện hạt nhân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] An ninh năng lượng dưới góc nhìn chuyên gia tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714173078 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714173078 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10