K. Marx đã chỉ ra tính “khủng hoảng chu kỳ” của kinh tế tư bản, nó có khả năng phá hoại khủng khiếp và biến tất cả trở về con số không chỉ trong thời gian ngắn.
Nếu bạn xây dựng một gia đình trở nên giàu có nhất thiết phải có phương châm hành động, nếu xây dựng một doanh nghiệp hùng mạnh phải có triết lý kinh doanh, cũng như thế để một đất nước trở nên hùng cường cần phải có bộ khung lý luận và thực tiễn.
Một nền kinh tế hiện đại phải dựa trên ba trụ cột: (1) thể chế; (2) khoa học công nghệ; (3) chỉ số phát triển con người. Tất cả phải chịu sự điều tiết của quy luật về “sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”.
Dựa trên quy luật đó để chọn cho mình lối đi phù hợp, cụ thể ở đây là học thuyết kinh tế nào? Trường phái nào? Hay là sự dung hòa của các trường phái, học thuyết?
Thực tế đã chứng minh tính hữu hạn của “kinh tế bao cấp”, nhưng “kinh tế thị trường thuần túy” ở các nước tư bản trước đây, kể cả hiện tại đã phải là hoàn hảo?
Marx đã chỉ ra tính “khủng hoảng chu kỳ” của kinh tế tư bản, nó có khả năng phá hoại khủng khiếp và biến tất cả trở về con số không chỉ trong thời gian ngắn.
Việc khắc phục những lỗ hổng của kinh tế thị trường làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển qua mấy giai đoạn, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh cho đến chủ nghĩa tư bản ngày nay - dường như có sự giao thoa với chủ nghĩa xã hội, khi phân phối có vẻ đồng đều hơn, tính chất “bóc lột” mờ dần, điển hình như các nước trên bán đảo Scandinavi.
Song, nó tạo ra những cuộc “xâm chiếm” có quy mô lớn hơn, tinh vi hơn, sâu sắc hơn bằng vốn, chứng khoán, tài chính, sức mạnh “mềm”. Ví dụ, Facebook, Google, gia tộc Rothschild, Rockefeller… thâm nhập và nắm trọn thông tin người dùng, thao túng cả thế giới.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI xác định “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” là một trong ba đột phá chiến lược giai đoạn 2011- 2020. Đó cũng là phương hướng hiện tại để Việt Nam hội nhập.
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là cứ điểm lý luận về kinh tế được Việt Nam lựa chọn, ở đó có sự kết hợp giữa hai chủ thể “kinh tế thị trường” và “Xã hội chủ nghĩa”.
Lý thuyết nào?
Thực hiện “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” về mặt nào đó tức là giải quyết mối quan hệ giữa “kinh tế học cổ điển” và “kinh tế học của Keynes”. Đây là hai trường phái bất đồng dai dẳng với nhau về việc nền kinh tế nên vận hành ra sao.
Trường phái Chicago cho rằng thị trường có khả năng tự điều tiết để trở nên cân bằng, do đó mọi sự can thiệp của nhà nước thường chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ. Quan điểm này không phải không có cơ sở.
Trong khi đó, trường phái của Keynes, đại diện là Paul Krugman, nhà kinh tế từng đạt giải Nobel và là cây bút bình luận trên tờ New York Time lại cho rằng, đôi lúc cần đến sự trợ giúp của nhà nước để thị trường cân bằng hơn.
Song, cái khó ở chỗ Paul cũng chưa nói rõ nên điều tiết như thế nào, vào lúc nào, hàng trăm nền kinh tế có đặc điểm khác nhau nên việc dùng chung một chỉ dẫn là không thể. Điều đó - nếu làm được phải phụ thuộc vào mỗi chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
14:14, 19/07/2019
09:15, 12/07/2019
06:31, 10/07/2019
05:12, 09/07/2019
Kể cả nền kinh tế thị trường lâu đời như Anh, Mỹ vẫn thay đổi trạng thái qua các thời kỳ. Những năm 1980, Hoa Kỳ dưới thời Regan và Anh dưới thời Thatcher đều sử dụng lý thuyết kinh tế học cổ điển, tức là không can thiệp vào thị trường.
Ngược lại, nước Mỹ dưới thời Obama chịu ảnh hưởng của trường phái Keynes, trong cuốn sách nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest anh Money), Keynes đã cáo buộc rằng: “Đại suy thoái xảy ra là do các doanh nghiệp không chịu mua sắm máy móc, xây dựng công xưởng. Đáng lẽ Chính phủ phải tăng đầu tư nhằm khỏa lấp khoảng trống trong việc đầu tư của khối tư nhân”.
Tham chiếu ở Việt Nam
Trả lời cho câu hỏi nên can thiệp hay không can thiệp vào nền kinh tế thị trường sẽ nảy sinh vấn đề quan trọng, đó là “quy mô và phạm vi hoạt động của Chính phủ”.
Nếu ngả theo trường phái cổ điển, tức là giảm quy mô chính phủ, qua đó giảm nhẹ ngân sách vận hành, hạn chế xảy ra vỡ nợ chính phủ. Nếu ngả theo trường phái Keynes thì chế tài nào được sử dụng để quản lý hoạt động của công dân trong thị trường đó?
Ví dụ, nếu một doanh nghiệp phá sản, tài sản sẽ được phân chia như thế nào giữa các cổ đông, Chính phủ có nên hạn chế việc sáp nhập của những tập đoàn siêu lớn, có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của những doanh nghiệp nhỏ hơn? Liệu giá cả có nên thả nổi và biến động theo cung cầu hay cần một sự điều chỉnh từ Chính phủ?
Nền kinh tế Việt Nam hiện tại có sự điều tiết mạnh mẽ của nhà nước như tác động vào giá tham chiếu từ các mặt hàng chiến lược như xăng dầu; thực hiện chính sách tài khóa để kích cầu; điều chỉnh lãi suất, tỷ giá, chống lạm phát.
Nhưng không thể nói rằng, nền kinh tế Việt Nam đã vận hành trơn tru, xu thế hiện tại đang lựa chọn một nền kinh tế có sự tham gia điều tiết của Chính phủ. Nhưng vấn đề là điều tiết ra sao, vào lúc nào?
Còn tiếp…