[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Bàn về mô hình phát triển kinh tế (Bài 2)

Diendandoanhnghiep.vn Một thể chế hiện đại là điều bắt buộc, nhưng làm sao để phát huy tiềm lực nội tại trong mỗi cá nhân lao động?

Tháng 3 năm nay, báo cáo “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2045” do WB và Viện khoa học Xã hội Việt Nam đưa ra, trong đó khuyến nghị Việt Nam nên chuyển sang mô hình dựa vào “năng suất và đổi mới sáng tạo”.

Thực ra, đây không phải là mô hình mới mẻ, hay nói cách khác đó chỉ là sự dịch chuyển để tương thích với tình hình chung mà các nước trong châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… đã đi đến giai đoạn cuối của mô hình này.

Nhật Bản sau thế chiến II, tình hình khá tương tự với Việt Nam cách đây trên chục năm: Cơ sở vật chất yếu kém, bị chiến tranh tàn phá, các thành phố lớn bị phá hủy phần lớn, công nghiệp hầu như không có gì đáng kể, nông nghiệp là chủ đạo.

Vậy, nước Nhật bắt đầu từ đâu? Kiến trúc sư trưởng trong quá trình tái thiết nước Nhật là Thống tướng Dunglas MacArthur - việc đầu tiên ông làm làm là hàn gắn vết rạn nứt trong xã hội Nhật Bản, biết cách phát huy vai trò của Nhật Hoàng trở thành trung tâm đoàn kết các tầng lớp nhân dân.

Ngay sau đó, các tập đoàn kinh tế tư nhân - vốn đã hình thành và phát triển trước thế chiến II, được chú trọng khôi phục, tạo điều kiện tối đa để phục hồi. Ngoài những thứ có sẵn, những thứ được đầu tư nghiên cứu, Chính phủ Nhật có chính sách đặc biệt “mua các ý tưởng sáng chế từ nước ngoài”.

Về năng suất lao động và đổi mới sáng tạo - Nhật Bản là tấm gương sáng (Hình minh họa)

Về năng suất lao động và đổi mới sáng tạo - Nhật Bản là tấm gương sáng (Hình minh họa)

Trong bang giao quốc tế, Nhật Bản dành hẳn một chương trong suốt nhiều năm để thực hiện chính sách “ngoại giao kinh tế”. Đối tác chủ yếu của họ là Mỹ và châu Âu.

Nhưng động lực quan trọng hơn cả là cuộc cách mạng năng suất lao động được khởi xướng từ những năm 1960. Gồm có 3 công cụ: Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM); Bảo trì năng suất tổng thể (TPM); Sản xuất tiết kiệm hay cải tiến liên tục (gọi tắt là Lean hay Kaizen). 

Chung quy lại, người Nhật biết cách tối giản đến tối đa chi phí đầu vào cho mọi công việc, đó là “tiết kiệm nguồn lực” - thứ mà Việt Nam đang rất vất vả để kiểm soát.

Như vậy, mô hình tăng trưởng bằng năng suất lao động và đổi mới sáng tạo đã có cách đây hơn nửa thế kỷ. Vấn đề của Việt Nam lúc này là phải đi theo phương hướng ấy nhưng không phải theo con đường cũ! Đó là bài toán khó khăn.

Đến nay, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước EU đang tới hạn mô hình tăng trưởng dựa vào “năng suất lao động và đổi mới sáng tạo”, do già hóa dân số, hệ thống thể chế có vấn đề. Đây là một lưu ý rất quan trọng với Việt Nam và các nước đi sau.

Cũng xin nhấn mạnh, mô hình này không phải là phát minh mới mẻ, mà nó thuộc về quy luật phát triển, trong kinh tế học gọi là “tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu”.

Sở dĩ, nó được gọi là “tất yếu”, là bởi: Quá trình phát triển sẽ làm hao hụt nguồn lực tự nhiên, như cạn kiệt tài nguyên, nhân lực, không gian tăng trưởng. Cụ thể, cùng một diện tích nhà xưởng, đồng ruộng… nhưng nhu cầu về vật chất ngày càng tăng lên, buộc con người phải tính toán làm sao sản xuất nhiều hơn, chất lượng hơn trong bối cảnh nguồn lực bị co lại.

Thực tế này soi vào Việt Nam lúc này là chính đáng, nếu không muốn nói là nguy ngập, vì mọi thứ để “tăng trưởng theo chiều rộng” ở nước ta hầu như không còn bao nhiêu.

Một thể chế hiện đại là điều bắt buộc, nhưng làm sao để phát huy tiềm lực nội tại trong mỗi cá nhân lao động? Làm sao để xây dựng một “xã hội lao động” miệt mài như người Nhật? Đó mới là khâu cụ thể nhất.

Để tăng năng suất lao động, cần phải giải quyết bài toán “tái sản xuất sức lao động” - về mặt số lượng chịu sự chi phối của nhiều điều kiện khác nhau, trước hết là của quy luật nhân khẩu. Quy luật này đòi hỏi phải đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng sức lao động của quá trình tái sản xuất xã hội.

Tập trung vào 3 điều kiện: (1) Tốc độ tăng dân số và lao động; (2) Xu hướng thay đổi công nghệ, cơ cấu, số lượng và tính chất của lao động (thủ công, cơ khí, tự động hoá); (3) Năng lực tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất của mỗi quốc gia ở từng thời kỳ.

Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ khéo léo trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự nhiên. Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Cuộc cách mạng về “tư liệu lao động” là thứ căn bản, trong thế kỷ 21 đó là “khoa học và công nghệ” đây cũng là yếu tố then chốt cho phép tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, thông qua thúc đẩy năng suất lao động, chất lượng hàng hóa…

Ở khía cạnh xã hội, phải kêu gọi tinh thần tự cường vì một Việt Nam hùng cường, phải có trung tâm đoàn kết, việc này không khó nhưng không dễ, khởi nghiệp từ khu vực tư nhân là một giải pháp hữu ích.

Vậy, “tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào năng suất lao động và đổi mới sáng tạo” là mô hình phù hợp với tình hình hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Bàn về mô hình phát triển kinh tế (Bài 2) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713420640 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713420640 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10