Để thế giới biết đến và yêu mến đất nước, con người và giá trị di sản Việt Nam, thì trước hết, các giá trị, hình ảnh ấy phải được tập hợp và định vị.
Tập hợp giá trị hình ảnh cảnh đẹp thiên nhiên
Chúng ta cần nhận thức và thực hiện việc liệt kê, tạo sáng kiến và lập kế hoạch dựa trên thực tế cảnh quan đẹp của Việt Nam. Đã có rất nhiều những nỗ lực quảng bá hình ảnh thể loại này.
Trang Facebook “Amazing Things in Vietnam” chẳng hạn, là nơi tập hợp hàng nghìn tác phẩm Video Clip hình ảnh đẹp và công phu về cảnh đẹp Việt Nam. Từ Hạ Long, Sapa, Hà Giang, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Mũi Né, Đà lạt, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tp HCM…
Mỗi nơi hầu như đã có những cộng đồng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và trải nghiệm. Vì vậy ở mảng này đề án thương hiệu cần sáng tạo hơn nữa, với những ý tưởng và phương thức truyền thông sáng tạo hơn nữa.
Xin đơn cử ở đây là hình thức trao giải thưởng và chọn lọc sản xuất tài liệu (Documentary) cho các kênh quảng bá hàng đầu như: Discovery, National Geographic… thay vì cách làm cũ là ‘thuê giờ phát sóng’ (air booking) vừa tốn kém vừa không hiệu quả.
Tập hợp giá trị hình ảnh Di sản Việt Nam
Nền văn hoá cổ đại, văn minh lúa nước Thần Nông, văn hoá Đông Sơn rực rỡ cùng vô số những truyền thuyết, di tích, dân ca… là những giá trị chúng ta đã và đang gìn giữ.
Có thể bạn quan tâm
16:07, 14/01/2020
06:30, 24/10/2019
14:26, 23/01/2020
Tương tự như vậy, cần nghiên cứu triển khai các dự án có thể trình chiếu hình ảnh dạng phóng sự thực tế, trên Discovery, National Geographic… như nêu trên.
Ẩm thực và Thời trang từ góc nhìn rộng và sâu
Việt Nam không chỉ là "bếp ăn của thế giới’ (theo cha đẻ thuyết cạnh tranh Philip Kotler) mà còn là cái nôi của nền văn minh ẩm thực dựa trên nền tảng kinh nghiệm và khoa học sức khoẻ, nông nghiệp dưới lăng kính của Phong Thuỷ, Âm Dương học, Ngũ Hành… được nghiên cứu kết tinh và truyền dạy từ rất lâu đời.
Cái ăn, chỗ ở và cái mặc… là nhu cầu vừa thiết yếu nhất, cũng vừa tinh hoa nhầt trong tiến trình lịch sử văn hoá nhân loại. Việt Nam hầu như có tất cả những thứ ấy. Chúng ta cần phải tái hiện và trình diễn một cách rất chuyên nghiệp, rất nghệ thuật.
Chỉ riêng một chương trình trình diễn thực cảnh tiêu biểu “Ấn tượng Hội An” đã tái hiện sinh động đến khán giả, du khách về đời sống cổ xưa, về trang phục, về không gian đô thị cổ…
Không những vậy, chương trình này còn xây dựng TVC quảng bá sang tận New York trên màn hình LED của Quảng trường Thời đại. Đó thực sự là những ý tưởng, những cách làm chuyên nghiệp đỉnh cao, sánh ngang với những trình diễn thực cảnh ở Trung Quốc do bậc thầy điện ảnh Trương Nghệ Mưu đã thực hiện, trong cùng một format (định dạng) truyền thông và nghệ thuật trình diễn.
Với những bài học thực tế, những hình thức sáng tạo, tái hiện và tái diễn ẩm thực và thời trang Việt Nam cần được nghiên cứu tinh lọc và xây dựng các phương pháp thể hiện đa ngôn ngữ và thông qua kỹ thuật sản xuất, trình diễn đỉnh cao, học hỏi từ thế giới để thể hiện hình ảnh bản sắc của Việt Nam. Đó là những nhiệm vụ mang tính chủ đạo trong chiến lược hình ảnh Việt Nam.
Cảnh quan kiến trúc biểu tượng (Monument Archtype)
Hiện tại một số địa phương đã nắm bắt hiệu quả quảng bá cảnh quan biểu trưng tại Đà Lạt, Đà Nẵng… Đó là những biểu tượng gần gũi với công chúng trẻ (thích selfie) như cổng Địa đàng, công viên Yersin với hình tượng quả cầu Atiso (Đà Lạt), Cầu Vàng với đôi bàn tay, Cầu Rồng biểu tượng (Đà Nẵng)…
Từ những ý tưởng hình ảnh độc đáo được các địa phương, các kiến trúc sư, hay các chủ dự án đầu tư sáng tạo và thiết kế… mà các nhà phát triển du lịch, chủ đầu tư các dự án lớn đã "ghi danh" trực tiếp các danh thắng mới - các hình ảnh Việt Nam đương đại trong lòng nhiều người quan tâm, yêu mến cũng như những người chưa từng biết về Việt Nam trước đó.
Cần đơn cử một số cảnh quan biểu tượng nổi tiếng trên thế giới có hiệu quả hình ảnh và quảng bá đạt đẳng cấp kinh điển như: Tháp Eifel Paris, Cầu Cổng Vàng (Golden Gate) San Francisco, Tượng Nữ Thần Tự Do (New York)…để thấy tính hiệu quả thiết thực của hình ảnh, được tập hợp và định vị lại, đối với "nhận diện" hình ảnh Việt Nam xưa và nay.
(Kỳ III: Cơ chế vận hành, ngân sách và xã hội hoá chiến lược marketing hình ảnh quốc gia )