[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Lỗi hệ thống và vĩ mô giáo dục

Diendandoanhnghiep.vn Học sinh là chủ thể hay là khách hàng của giáo dục? Nhà trường là nhà giáo hay doanh nhân? Đó là hai trong số nhiều câu hỏi để "xã hội hóa" giáo dục.

Hồi còn là công chức một huyện nọ, ngày nào tôi cũng thấy chiếc xe 45 chỗ đưa đón học sinh chạy ngang qua khu trung tâm hành chính. Nói là xe cũng chỉ vì nó di chuyển bằng bánh, còn thực tế phải định nghĩa nó là “cỗ máy di động chở người” thì đúng hơn.

Vì sao tôi nói thế? Là bởi trông nó tồi tàn không khác gì phế phẩm mà người ta chất đống chờ xẻ thịt bán sắt vụn ở làng đồng nát nổi tiếng ngoài Bắc, bề ngoài loang lổ đến mức không còn nhận biết được màu gì, nó bò rùng rùng, xịt khói đen kịt.

Có lần ông bạn tôi tếu táo “mình đi cùng nó, rồi vượt qua nó một đoạn vài cây số, mình ghé vào quán ăn sáng xong mới thấy nó… khổ sở chạy qua trước cửa quán ăn”.

Không ai ác khẩu đến mức đặt điều chẳng lành về chiếc xe và mấy chục học sinh trẻ măng di chuyển hàng ngày trên đó. Nhưng ngộ nhỡ mất lái, mất phanh, lao đèo, trượt dốc… ai biết được!

Đó là chiếc xe đưa đón học sinh mà tôi bắt gặp hàng ngày, hành trình nó đi qua có mấy trạm CSGT thường chốt, tuyệt nhiên không thấy ai phàn nàn gì cả! Và chắc chắn nhà trường ấy cũng đặt bút ký đàng hoàng vào hợp đồng đưa đón mà không cần quan tâm phương tiện tả tơi đến mức nào?

Rất nhiều hiện tượng lẻ tẻ xảy ra trong nền giáo dục đủ cho thấy bản chất nào đấy (Ảnh: Internet)

Rất nhiều hiện tượng lẻ tẻ xảy ra trong nền giáo dục đủ cho thấy bản chất nào đấy (Ảnh: Internet)

Cái tâm lý “sớm nở tối tàn” ở người Việt cũng bắt đầu bung hoa nở nụ - đó là “kỹ năng sống”, từ việc em bé gái bị sàm sỡ, ấu dâm, đuối nước, lạc đường, bị bắt cóc… không ít lần kỹ năng sống được phát động rầm rộ, và tưởng chừng như không còn nghi ngờ gì nữa, cả xã hội đã tỉnh ngộ ra!

Ấy thế mà một thời gian sau, mọi chuyện chìm dần xuống cho đến khi không một ai quan tâm đến nó nữa, trẻ em vẫn đi tắm sông rồi chết đuối, số vụ ấu dâm tăng về số lượng lẫn tính chất, đối tượng.

Liên tục tôi nhìn thấy hai từ “giá như…” trên mạng xã hội khi ai đó luận về những xót xa trong nền giáo dục. Tuy nhiên “sự đã rồi” cho nên mọi lý thuyết về nó không còn cứu vãn được gì, có điều, cũng từ đây báo chí, truyền hình bắt đầu “đắt khách” các chương trình kỹ năng sống.

Cơn nóng giận thất thường của một bộ phận người Việt ta - tôi ví như tính cách anh lực điền hữu dũng vô mưu, dễ thương, dễ giận, bộc trực nhưng thiếu tư duy chiến lược, chạy theo hiện tượng và không bao giờ chịu khó tìm nắm bản chất vấn đề.

Sinh thời, GS Toán học Hoàng Tụy có một bài viết có thể nói đủ tầm bao quát hết thảy, đó là “Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống”, hay nói đúng hơn là một học thuyết (Theory), sau này nhà giáo nổi tiếng Trương Quang Đệ diễn giải lại như sau:

“Nếu một khâu nào đó của hệ thống bị trục trặc một cách riêng lẻ, cục bộ thì hệ thống đã lường trước cách khắc phục. Nhưng khi sự trục trặc liên tiếp xẩy ra và không có cách gì sửa chữa được, đó là vì hệ thống có lỗi, tức là một yếu tố nào đó của hệ thống có vấn đề, bị khuyết tật. Trong trường hợp đó, ta rà soát hệ thống để sửa chữa lỗi”.

Tìm lỗi hệ thống và tái cấu trúc mới là phương pháp triệt để (Ảnh:

Tìm lỗi hệ thống và tái cấu trúc mới là phương pháp triệt để (Ảnh: Shutterstock)

Đừng chờ thêm quá nhiều tai nạn xảy ra với học sinh mà chỉ cần một “điển hình” cũng đủ để luận lại mọi thứ từ trước tới nay không may xảy ra với mầm xanh đất nước. Đó là hiện tượng chăng?

Thế còn hàng chục, hàng trăm vụ bạo lực học đường, chết đuối, bắt cóc, ấu dâm…cũng là hiện tượng? Hoặc cử nhân sư phạm “3 môn 9 điểm”, giáo viên phải “chạy” để được đứng lớp, đạo đức một bộ phận nhà giáo xuống cấp, một nhóm lợi ích lợi dụng giáo dục để “ăn tàn ăn đóm”… những điều này là hiện tượng nốt?

Chắc chắn không phải, hàng tá sự vụ đau lòng ấy chính là dữ liệu đủ để thấy một bản chất nào đó. Đó là lỗi hệ thống.

Nền giáo dục “xã hội hóa” cao độ đến mức trường đại học nhan nhản, cử nhân, thạc sỹ đầy đường, công - tư rối beng như canh hẹ, nhưng có bao giờ nhà chức trách đặt lại vấn đề:

Học sinh là chủ thể của nhà trường hay là khách hàng hưởng thụ dịch vụ của nhà trường? Nhà giáo hay là doanh nhân? Nhân viên làm công ăn lương hay là những người được trao danh hiệu “nghề cao quý - giáo viên”…?

Người học là “khách hàng” hay là “tương lai đất nước”? Nếu là khách hàng thì khó thoát khỏi tầm mắt của gian thương, còn nếu coi đó là tương lai đất nước thì cách làm ấy không khác gì đang đánh cược cả Tổ quốc này!

Tất cả chúng ta đều không muốn có thêm sự việc đau thương nào tương tự, đúng không? Vậy nên, lao đầu vào chỉ trích "cái cụ thể" cũng không khác gì con thiêu thân cố bám lấy thứ ánh sáng mờ ảo phát ra từ cái bóng đèn, cuối cùng đèn tắt và tất cả đều chết.

Chúng ta cần một cách nhìn biện chứng hơn, một tư duy bao quát hơn để phát hiện ra khâu nào trong hệ thống mắc lỗi, đó mới là cách giải quyết triệt để nhất.

Có câu chuyện ở Nhật, rằng: Một em bé bị bức tường đang xây sập xuống đè chết, không chờ đến lúc dư luận ồn ào, nhà chức trách, các tổ chức độc lập họp nhau lại. Cuối cùng họ quyết định chỉnh sửa vài chương trong Bộ Luật xây dựng!

Từ rất nhiều thất bại trong nền giáo dục, dù rất muộn rồi nhưng còn hơn không - phải rà soát lại hệ thống để xem lỗi ở đâu, đừng tìm lỗi trong mỗi một ngôi trường riêng rẻ, vì nó không khác gì “diệt sâu bọ” thủ công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Lỗi hệ thống và vĩ mô giáo dục tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715136032 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715136032 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10