Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ

Cẩm Anh 07/09/2019 00:05

Đó là nhấn mạnh của ông Pranay Verma, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam tại buổi làm việc với TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhân dịp ông nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI trao quà lưu niệm cho Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI trao quà lưu niệm cho Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết,  hiện nay nguồn vốn FDI của Ấn Độ vào Việt Nam gia tăng đáng kể và đa phần tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, một số dự án FDI của Ấn Độ còn tập trung vào các ngành như xây dựng, du lịch, lương thực thực phẩm... Điều này cho thấy các doanh nghiệp Ấn Độ đang bắt đầu mở rộng quy mô đầu tư cũng như tìm kiếm được nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng cường hợp tác doanh nghiệp Việt - Hàn trong các lĩnh vực mới

    15:51, 30/08/2019

  • Hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Botswana đi vào chiều sâu

    16:01, 27/08/2019

  • Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp Việt - Trung trong bối cảnh mới

    17:24, 26/08/2019

  • Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ góp phần quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

    19:53, 23/08/2019

Trong vòng chưa đầy ba năm qua, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam đã tăng gấp đôi, đạt 13,69 tỷ USD trong năm 2018- 2019. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) đang góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam khi nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất 0%.

Theo Chủ tịch VCCI, tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước còn rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh như công nghệ thông tin, du lịch, năng lượng tái tạo, chế biến nông sản... "Cơ hội kinh doanh sẽ ngày càng mở rộng khi doanh nghiệp giữa hai quốc gia bắt đầu liên doanh, chuyển giao công nghệ và tiếp thị trong các lĩnh vực khác nhau, dẫn đến tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại song phương để đạt được các mục tiêu kinh tế cao hơn", Chủ tịch VCCI đánh giá.

Đồng thời, bên cạnh việc chú trọng khai thác lợi thế của mình để đẩy nhanh hoạt động thu hút đầu tư, việc sắp có hai đường bay thẳng giữa hai nước sẽ góp phần kết nối hiệu quả giữa hai nước không chỉ về giao lưu nhân dân, du lịch mà trên cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

TS Vũ Tiến Lộc kì vọng, trên cương vị công tác của mình, Ngài Đại sứ sẽ góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới, đồng thời bày tỏ cam kết VCCI sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp và hỗ trợ Đại sứ quán Ấn Độ xây dựng nhiều chương trình hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp... trong thời gian tới để đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên.

Nhận định về tiềm năng hợp tác, ông Pranay Verma, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Do đó, việc phát triển thương mại, đầu tư sâu rộng là mục tiêu quan trọng mà hai nước đã và đang cùng thực hiện.

Đặc biệt, về tiềm năng du lịch Ấn Độ, Ngài Đại sứ nhận định, hiện nay ngày càng nhiều người dân Ấn Độ quan tâm và tìm hiểu về du lịch Việt Nam. Trong thời gian tới, việc có đường bay thẳng giữa hai nước sẽ là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy lượng khách du lịch tăng nhanh hơn nữa.

Đồng thời, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành du lịch sẽ trở nên thuận lợi hơn. Với kinh nghiệm và sự trợ giúp của các doanh nghiệp Ấn Độ, Ngài Đại sứ cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan và Singapore để trở thành điểm đến của hàng chục triệu du khách Ấn Độ. 

Ngài Đại sứ cũng thông tin thêm, hiện Ấn Độ đã thực hiện một loạt các cải cách kinh tế để tăng cường uy tín của mình như là một nền kinh tế thân thiện với doanh nghiệp, bao gồm việc thực thi Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) và việc áp dụng Luật Phá sản. Đây cũng là cơ hội rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tới tìm hiểm và đầu tư vào thị trường Ấn Độ.

Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ, trong vòng chưa đầy ba năm qua, thương mại song phương giữa Ấn Độ - Việt Nam đã tăng gấp đôi, đạt 13,69 tỷ USD trong năm 2018 - 2019. Tính đến nay, Ấn Độ có 254 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký 928 triệu USD. Nếu tính chung đầu tư của Ấn Độ được chuyển đến các nước thứ ba như Hồng Kông và Singapore, tổng đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam khoảng 1,7 tỷ USD.

Chính phủ Ấn Độ cũng đang khuyến khích các công ty Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam. Hiện Ấn Độ đã thành lập Quỹ phát triển dự án (PDF) với trị giá 5 tỷ rupee Ấn Độ (80 triệu USD) cho Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng cơ sở sản xuất đầu tư kinh doanh tại nước ngoài. Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch thành lập văn phòng tại TP Hồ Chí Minh để tạo điều kiện cho các công ty Ấn Độ đầu tư tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO