Việt Nam nỗ lực “phủ sóng” vaccine ngừa COVID-19

ĐỖ CAO BẢO 19/05/2021 14:38

Khi nguồn cung vaccine đã được khai thông, tôi tin rằng Việt Nam sẽ đẩy rất nhanh tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19.

fff

Cùng với 5K, vaccine là "lá chắn" rất hiệu quả để phòng ngừa COVID-19. Ảnh: Minh Quân

Có một số bạn lo ngại rằng phải đến tận 2023, 2024 Việt Nam mới đạt được miễn dịch cộng đồng (khi có ít nhất 60% người dân được tiêm 2 mũi vaccine), đồng nghĩa rằng Việt Nam sẽ chậm chân hơn các quốc gia khác trong việc hồi phục kinh tế sau đại dịch.

Lo ngại trên dựa trên cơ sở tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Việt Nam trong hơn 2 tháng qua rất chậm, đến thời điểm này chúng ta mới tiêm được có 977.000 liều, tương đương 1% dân số.

Tôi thì cho rằng không phải vậy. Thực ra hơn 2 tháng qua chúng ta tiêm vaccine chậm là do ngành Y tế vừa tiêm vaccine vừa thăm dò các tác dụng phụ của vaccine, đặc biệt là do nguồn vaccine được Covax cung cấp ít (do Việt Nam chống dịch tốt, Covax ưu tiên cho các nước bị Covid nặng hơn).

Giờ đây nguồn cung vaccine đã bắt đầu được khai thông, tôi cho rằng Việt Nam chúng ta sẽ đẩy rất nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19.

Tôi thử làm kế hoạch tiêm vaccine cho 60 triệu người trong 10 tháng, từ 06/2021 đến 03/2022 và thấy rằng kế hoạch hoàn toàn khả thi bởi: 10 tháng, tiêm 60 triệu người - 120 triệu liều; Mỗi tháng tiêm 12 triệu liều; Mỗi ngày tiêm 400.000 liều; Mỗi tỉnh tiêm 6.349 liều ngày; Mỗi quận, huyện tiêm 571 liều ngày; Mỗi phường, xã tiêm 38 liều ngày.

Với mạng lưới y tế của Việt Nam xuống tận phường xã thì việc tiêm vaccine dù ở cấp quận huyện hay phường xã với số mũi tiêm mỗi ngày như trên không thành vấn đề, hoàn toàn nằm trong năng lực của hệ thống Y tế Việt Nam.

ffff

Công tác tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các phóng viên, nhà báo tại Hà Nội, chiều 17/5. Ảnh: Minh Quân.

Vậy vấn đề lớn nhất, mà ngành Y tế cần chuẩn bị chính là:

Thứ nhất, nguồn cung vaccine: Điều tiết tiến độ nhập 39 triệu liều Covax và 31 triệu liều Pfizer, cần mua thêm khoảng 30 triệu liều (AstraZeneca hoặc Sputnik), tổ chức sản xuất 30 triệu liều vaccine Việt Nam nếu thử nghiệm giai đoạn 3 thành công (dự kiến 08/2021).

Thứ hai, công tác bảo quản, vận chuyển, qui trình tiêm vaccine và qui trình khám sàng lọc, qui trình cấp cứu sốc phản vệ cùng thuốc chữa sốc phản vệ.

Thứ ba, nguồn ống và kim tiêm (120 triệu).

Toàn thể người dân Việt Nam chúng ta hãy sát cánh với Chính phủ và ngành y tế vì mục tiêu: Đạt miễn dịch cộng đồng, tiêm đủ 120 triệu liều vaccine cho 60 triệu người dân trước 31/03/2022 (Hay phấn đấu hoàn thành trước tết Nhâm Dần 30/01/2022).

Có thể bạn quan tâm

  • Chính phủ giao Bộ Y tế mua vaccine phòng COVID-19 nhanh nhất

    07:00, 19/05/2021

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 19/5: Quyết liệt cho vaccine COVID-19

    06:30, 19/05/2021

  • Thủ tướng yêu cầu kiên quyết thực hiện hiệu quả chiến lược vaccine

    06:02, 19/05/2021

  • Vaccine COVID-19: “Cấp bách” bây giờ - “sẵn sàng” cho tương lai!

    15:04, 18/05/2021

  • Mỹ đẩy mạnh nỗ lực phân phối vaccine Covid-19 ra toàn cầu

    14:05, 18/05/2021

  • Vì sao Việt Nam tiêm vaccine COVID-19 chậm?

    13:59, 18/05/2021

  • Quy trình tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất!

    11:03, 18/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam nỗ lực “phủ sóng” vaccine ngừa COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO