Việt Nam phản đối Trung Quốc gắn thẻ thực vật ở Hoàng Sa

LAM SONG 24/06/2021 16:49

"Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh trong buổi họp báo chiều 24/6.

N

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Ngày 14/6, hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc - Tân Hoa xã đưa tin, chính quyền tỉnh Hải Nam mới đây triển khai dự án gắn thẻ tên nhằm ghi nhận các loài thực vật ở hơn 10 đảo và cấu trúc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nay, 500 loài thực vật đã được gắn tên.

Trao đổi với báo chí tại buổi họp báo chiều nay (24/6), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Các hành vi dưới mọi hình thức vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đều vô giá trị, không được công nhận. Việt Nam kiên quyết phản đối”, bà Lê Thị Thu Hằng nói.

Liên quan đến câu hỏi về việc Trung Quốc gần đây điều thêm tàu và máy bay do thám ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Mọi hoạt động xâm phạm đến chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa đều bất hợp pháp và vô giá trị".

“Trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế hiện nay, Việt Nam đề nghị các bên không có các hành động gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, có đóng góp tích cực và thiết thực vào duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”, bà Hằng nhấn mạnh.

Các thực thể trong nhóm đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh:AFP.

Các thực thể trong nhóm đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh:AFP.

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Dự án gắn thẻ tên có quy mô bao trùm các loài thực vật trên hơn 10 đảo và rạn san hô trong quần đảo Hoàng Sa, bao gồm đảo Duy Mộng, đảo Cây, và đảo Hữu Nhật, Sở Quy hoạch và Phát triển đô thị nông thôn tỉnh Hải Nam cho biết. Đến nay, 500 loài thực vật đã được ghi nhận.

Trung Quốc đã ngang ngược dựng lên cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Việt Nam bác bỏ cái gọi là thành phố Tam Sa của Trung Quốc và mọi hành động của cái gọi là thành phố Tam Sa đều không có giá trị pháp lý cũng như không thể thay đổi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyên gia nói gì về việc Trung Quốc khai thác tài nguyên Biển Đông?

    06:20, 18/06/2021

  • Mỹ và đồng minh tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông

    07:00, 13/06/2021

  • Trung Quốc kéo giàn khai thác khổng lồ ra Biển Đông: Các nước trong khu vực cần làm gì?

    05:00, 10/06/2021

  • Trung Quốc “thị uy quân sự” với nước láng giềng trên Biển Đông

    10:37, 09/06/2021

  • COVID-19 và Biển Đông làm nóng Hội nghị ASEAN - Trung Quốc

    06:00, 09/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam phản đối Trung Quốc gắn thẻ thực vật ở Hoàng Sa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO