Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Tập đoàn Marvell Technology, Inc, hàng đầu về các giải pháp vi mạch & bán dẫn phục vụ cơ sở hạ tầng dữ liệu, vừa công bố kế hoạch thành lập Trung tâm Thiết kế vi mạch hàng đầu thế giới tại TP. HCM.
>>Nơi đầu tư cho dự án công nghệ cao
TS. Lê Quang Đạm, Tổng giám đốc Marvell Việt Nam cho biết, Trung tâm sẽ là nơi nghiên cứu và phát triển (R&D) các công nghệ vi mạch tiên tiến nhất, đồng thời là nơi làm việc lý tưởng đối với các kỹ sư công nghệ Việt Nam - cho phép họ trau dồi các kỹ năng chuyên môn và mở ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực vi mạch & bán dẫn.
"Đây là trung tâm R&D, nên qui mô đầu tư chủ yếu vào yếu tố con người, như chi phí lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên và chi phí R&D. Bởi chi phí R&D trong lĩnh vực vi mạch & bán dẫn là vô cùng lớn. Tôi lấy ví dụ chi phí tape out một con chip thế hệ mới (từ khâu nghiên cứu, thiết kế cho tới khi con chip đó đã sẵn sàng sản xuất). Chi phí tape out một con chip 5 nanometer có thể lên đến 50 triệu USD, còn chi phí tape out một con chip 3 nanometer sẽ ở mức trên 100 triệu USD…”, TS. Lê Quang Đạm chia sẻ.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của Trung tâm Thiết kế vi mạch, Marvell sẽ chú trọng đầu tư phát triển các kỹ năng công nghệ thiết yếu thông qua Chương trình học bổng ưu tú Marvell Việt Nam. Chương trình sẽ hỗ trợ các sinh viên tài năng chuyên ngành kỹ thuật và khoa học máy tính tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam.
TS. Lợi Nguyễn, Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách Bộ phận Kết nối Quang và Đồng của Marvell toàn cầu cho hay: Một trong những thách thức hàng đầu của ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu là sự thiếu hụt về năng lực nghiên cứu và kỹ thuật, và đây là cơ hội lớn cho các kỹ sư công nghệ Việt Nam. Việc thành lập Trung tâm Thiết kế vi mạch Marvell tại Việt Nam là một bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách nhân tài và thúc đẩy sự phát triển của ngành vi mạch.
Marvell là doanh nghiệp toàn cầu, với hoạt động ở Mỹ, Ấn độ, Việt Nam, Singapore,… Mỗi một trung tâm đều tập trung vào một lĩnh vực khác nhau mà trung tâm đó có sở trường. Nhưng trung tâm R&D ở Việt Nam sẽ là trung tâm hàng đầu của Marvell trên phạm vi toàn cầu. Có những con chip được thiết kế ngay tại Marvell Việt Nam, và người lãnh đạo dự án đó là người Việt, làm việc tại Việt Nam. Như vậy có thể nói là các kỹ sư Việt đã để lại dấu ấn các dự án vi mạch tầm cỡ toàn cầu. Còn đối với những dự án thiết kế công nghệ thế hệ mới (next generation) như 1600 - thì Marvell Việt Nam cần phải hợp tác với toàn cầu bởi vì những dự án như vậy rất khó, cần nhiều kỹ năng và chuyên môn ở phạm vi toàn cầu.
"Marvell hoạt động tại Việt Nam được 10 năm với 2 lĩnh vực quan trọng là cơ sở dữ liệu đám mây (cloud datacenter) và trí tuệ nhân tạo (AI), xe hơi thông minh, rồi phát triển những công nghệ mới và đảm nhiệm những thiết kế hiện đại hơn, có tốc độ nhanh hơn, với những công nghệ từ 12 nano xuống còn 5 nano, thậm chí 3 nano. Các bạn kỹ sư Việt Nam đã chứng minh được năng lực của mình, từ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng quản lý dự án. Nguồn nhân lực của Việt Nam đã phát triển đủ để chúng ta có thể đảm nhận những dự án công nghệ mới nhất. Đó là lý do tại sao Marvell quyết định nâng tầm Marvell Việt Nam trở thành trung tâm thiết kế tầm cỡ thế giới...", TS. Lê Quang Đạm cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp điện tử đầu tư cho đổi mới công nghệ
03:40, 11/05/2023
Công nghệ là yếu tố cốt lõi để cạnh tranh
04:00, 07/05/2023
Nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tăng đầu tư vào công nghệ cao
04:10, 23/04/2023
ABB công bố đầu tư vào công ty khởi nghiệp công nghệ sâu Switch EV
01:11, 20/04/2023
Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhân tài công nghệ chất lượng cao
10:26, 13/04/2023